Chờ...

300 câu ca dao, tục ngữ của các dân tộc thiểu số

VOH – Ca dao, tục ngữ của các dân tộc không chỉ mang đậm dấu ấn riêng mà còn góp phần tạo nên sự phong phú cho kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Qua bao thăng trầm lịch sử, ca dao, tục ngữ của 54 dân tộc Việt Nam vẫn được các thế hệ gìn giữ  cẩn thận và còn vẹn nguyên giá trị. Cùng VOH khám phá “túi khôn” của các đồng bào Tày, Thái, Dao, Nùng, Mường… để thấy được nét đẹp, kinh nghiệm sống và những lời nhắn nhủ mà người xưa để lại.

Ca dao tục ngữ của dân tộc Tày, Nùng

Ca dao, tục ngữ của dân tộc Tày, Nùng thường ngắn gọn, súc tích và phản ánh những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Mỗi câu đều được đúc kết từ vốn sống, kinh nghiệm sống quý báu và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Sở dĩ, tục ngữ, ca dao Tày, Nùng thường được đề cập đến cùng nhau là bởi hai dân tộc này nhiều điểm gần gũi về dân tộc học, nơi cư trú, văn hóa cũng như ngôn ngữ.

  1. Slam bươn le phộc, slốc bươn le nằng: nghĩa là 3 tháng trẻ tự biết lật, 6 tháng trẻ tự biết ngồi, đây là kinh nghiệm của đồng bào Tày, Nùng về sự phát triển của con người đồng thời gửi gắm mong muốn trẻ lớn lên khỏe mạnh
  2. Kin nặm chứ cốc bó: câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự câu uống nước nhớ nguồn
  3. Ngần dèn tang tôm nhả, tha nả tảy xiên kim (có bản là: Ngần sèn tảng tôm nhả, tha nả tẩy sliên kim): tiền bạc là cỏ đất, tình cảm còn quý hơn tiền vàng
  4. Slam bươn kha slộc, slốc bươn kha loỏng: câu chúc trong dịp lễ, Tết với ý nghĩa chúc gia chủ nuôi được vật nuôi 3 tháng to bằng chiếc cối giã gạo, 6 tháng to bằng chiếc loỏng đập lúa
  5. Pất cáy têm cai, mò vài têm lảng: chúc gà, vịt đầy sàn nhà, trâu, bò đầy chuồng, một câu chúc dùng trong các dịp lễ, Tết
  6. Bươn chiêng bấu khả pất, bươn chất bấu khả cáy: tháng Giêng không giết vịt, tháng Bảy không giết gà
  7. Ước lẻ phăn, phăn lẻ đảy: ước thì thấy, mơ thì được, đây là câu chúc thường được sử dụng trong dịp năm mới, chúc gia chủ làm gì cũng thuận lợi
  8. Quằng lếch le noòng, quằng thoòng le lẹng: vòng vầng trăng màu xám sắt là mưa, vòng vầng trăng màu sáng đồng là nắng, chỉ cách quan sát để dự báo thời tiết
  9. Phầy mẩy khiềng le đét, phầy mẩy héc le pjân: thấy lửa cháy lẹm phần muội đen bám ở kiềng là trời sẽ nắng, thấy lửa cháy lẹm ở trôn chảo là trời mưa, một kinh nghiệm dự đoán thời tiết của người Tày
  10. Thoong Phung khước le lẹng, Thoong Cánh khước le noòng: khi thác Thoong Phung gào réo thì trời sẽ khô hạn, khi nghe thác Thoong Cánh gào réo thì sẽ có mưa lũ, cách dự báo thời tiết
  11. Mật thay xáy chuyên rằng, noòng thuốm khằn nặm qua: nhìn thấy kiến chuyển tổ thì có nghĩa là trời sắp mưa to, kinh nghiệm quan sát động vật để dự báo thời tiết
  12. Slíp co lả bấu tấng hả co thua: mười cây trồng muộn không bằng năm cây trồng sớm, chỉ việc trồng sớm kịp thời vụ thì năng suất cao hơn, một kinh nghiệm trong lao động sản xuất
  13. Nặm dú cốc lưu niên bấu tấng nặm thượng thiên lồng áp: trong sản xuất nước là cần thiết nhất, nhưng nước mưa là tốt nhất
  14. Mác phầy út rù đăng lồng chả: quả dâu da đút lọt lỗ mũi thì gieo mạ, câu nói về kinh nghiệm gieo trồng
  15. Nựa bươn chiêng bấu phảy/Khẩy bươn hả bấu nòn: thịt tháng Giêng không tiết kiệm/Ốm đau trong tháng Năm không nằm, có nghĩa là tháng Giêng đã thu hoạch xong thường nhàn rỗi hơn lại là thời điểm của Tết, các món ăn được chuẩn bị nhiều hơn còn tháng Năm là thời điểm mùa vụ bận rộn, không có thời gian rảnh, đau ốm phải liệu tính đi làm kẻo chậm mùa vụ
  16. Quai chướng chả/vả chướng nà: khôn chăm mạ/dại chăm lúa, chỉ tầm quan trọng của việc chăm cây lúc từ lúc còn non (mạ)
  17. Nà bười đuổi chả/Lục mả đuổi nồm: lúa tốt vì mạ/Con lớn vì sữa mẹ), nhấn mạnh tầm quan trọng của những yếu tố ban đầu
  18. Khửn đông thắc phjạ, dương nà thư bai: lên rẫy thì mang dao, đi ruộng thì mang cuốc, công cụ làm việc phù hợp cho từng việc
  19. Phjạ khồm bấu lau đẳm đảy: dao sắc không gọt được chuôi
  20. Hăn mò phằng mạ cụng phằng: thấy bò hứng ngựa cũng hứng, phê phán việc không suy nghĩ trước khi hành động
  21. Phạ bấu slống ngần, bân bấu slống cúa: trời đất không cho tiền bạc, của cải, khuyên con người tự lực, lao động chăm chỉ
  22. Ngần sèn dú tẩư tôm vô sổ, cần rầư mì công khỏ đảy kin: tiền nong của cải ở dưới đất thì nhiều vô kể, những người chăm chỉ, chịu khó làm lụng thì sẽ được ăn, khuyến khích việc lao động
  23. Pỏ hẩư nà tẩư rườn, đây hơn pỏ hẩư hóm ngần pẻng: cha mẹ cho đám ruộng tốt hơn cho một hòm tiền bạc, nhấn mạnh giá trị đất đai, công sức làm việc
  24. Cúa tin mừng nặm bó, cúa pỏ mẻ nặm noòng: của cải do bản thân tự làm ra thì có mãi, tựa như nước mỏ thường xuyên chảy ra, của cải của bố mẹ thì như nước lũ ập về rồi cạn hết
  25. Tua cáy tốp pích slam pày dắng khăn: con gà vỗ cánh ba lần mới gáy, chỉ việc suy nghĩ kỹ trước khi nói
  26. Cáy tốp pích sam vửa dắng khăn/Gần đá sam pày giăng dắng đá: gà trống vỗ cánh 3 lần mới gáy, người khôn cân nhắc 3 lần rồi mới nói
  27. Hết ngày kin bấu lẹo, khột khẻo kin bấu đo: thật thà ăn không hết, gian giảo ăn đâu no
  28. Kin mác nhằng chứ cốc chứ co/Nhân dân chứ Bảc Hồ mại mại: ăn quả còn nhớ gốc nhớ cây, nhân dân nhớ Bác Hồ mãi mãi
  29. Gần phuối gằm toóc/Quá ngù khốp slíp pày: có nghĩa là người nói một lời còn hơn rắn cắn mười lần, nhân mạnh việc cân nhắc trước khi nói và hành động, rắn cắn có thể chữa bằng thuốc, lời người nói ra cũng có thể khiến người khác bị tổn thương
  30. Khêm sliểm khêm dú tẩy/Pác sliểm pác luẩy mường: được dịch là kim nhọn, kim ở trong túi/Mồm nhọn (chỉ việc hay đưa chuyện) đi chơi khắp bản làng, câu này phê phán những người nhiều chuyện
ca-dao-tuc-ngu-tay-nung-voh
 
  1. Bươn slí lồng chả, bươn hả đăm nà: có nghĩa là tháng Tư Âm lịch gieo mạ, tháng Năm cấy lúa, đay là kinh nghiệm sản xuất
  2. Hạ chí bấu đăm nà, Đông chí bấu khòa thúa: quá tiết Hạ chí thì không nên cấy lúa, Đông chí thì không nên gieo các loại đậu đỗ
  3. Pây tổng bấu nắt mà, pây nà bấu nắt theo: tức là đi ruộng, đi rẫy mà không muốn về nhà, câu này để cập đến sự chăm chỉ của người dân trong lao động sản xuất
  4. Kếp pja bấu lìa cúm: có nghĩa là mõ dao thường ở bên mông, cũng nhấn mạnh đến sự chăm chỉ của người nông dân
  5. Bát bai slam ăn phước, bát cuốc slam ăn mằn: dịch nghĩa là mỗi lần cuốc được 3 củ khoai - mùa màng bội thu, câu này nói về thành quả lao động của con người
  6. Dú đây kin bấu lẹo, cột quẹo kin bấu đo: ở ngay ăn không hết, cong queo ăn không đủ
  7. Nộc quất pây khằn nà doái doái, me nhình bấu chắc hết pjải pjền hên: bìm bịp đi qua bờ ruộng thong thả, con gái không biết dệt vải thành cầy, cáo, tức phụ nữ phải biết dệt vải để vun vé cho gia đình
  8. Dù chính bấu lao ngày páy, cần đây bấu lao phít xá: đứng thẳng thì không sợ lệch bóng, người tốt thì không sợ sai lầm
  9. Kin tắp phặp lừm: nghĩa là ăn miếng gan chóng quên công việc hằng ngày, cũng như học hành chậm tiến bộ, cho nên những người trẻ không nên ăn gan
  10. Pỉ noọng tò điếp vỏ mẻ văng/Pỉ noọng tò dăng cần ké hai: nghĩa là anh em thương yêu nhau bố mẹ vui còn anh em lườm nguýt nhau thì bố mẹ lo lắng, ý chỉ anh em phải thương yêu, đùm bọc nhau, không nên soi mói, khó chịu với nhau vì sẽ khiến bố mẹ buồn
  11. Van bố quá nựa pết/Siết bố quá pả nà: có nghĩa là ngon không gì hơn thịt vịt, yêu thương nhau không ai hơn chị em gái, tức chị em gái trong một nhà lúc nào cũng thương yêu nhau
  12. Pỉ noọng bặng khen kha đúc nựa/Phua mìa tồng bâư sửa giàng đang: anh em như thể tay chân xương thịt, vợ chồng giống manh áo che thân, câu này có ngụ ý rằng tình cảm của anh em gắn bó ruột thịt không thể tách rời, tình cảm của vợ chồng với nhau cũng như vậy
  13. Chắc pậu chắc rà, dà tải vả lang lai: biết người biết ta, đừng ba hoa là gì
  14. Hết cần dá pác van thấy thốm, hết cần dá thấy thốm thim chan: làm người chớ miệng ngọt ruột đắng, làm người chớ ruột đắng lòng gian
  15. Cần hâu án đáy bâu mạy trang đông, cần hâu án đáy công pỏ mẻ: có nghĩa là ai đếm được lá rừng, ai kể được công ơn cha mẹ
  16. Liệng lục chắng chắc công pỏ mẹ: nghĩa là phải nuôi con mới biết công cha mẹ
  17. Pi nọong tọng phiăc kheo: anh em liền bụng rau xanh, câu này bàn tình cảm anh em trong gia đình
  18. Tàng bấu pây rộc nhá khà, pi nojoong bấu pây mà pền lác:  nghĩa là đường không đi thì cỏ tranh mọc, anh em mà không qua lại với nhau thì cũng thành người lạ
  19. Nghe phải nghe cho rõ/Nói phải nói cho thật
  20. Đói thì đói, không được ăn thóc giống
  21. Lo bụng hẹp, không lo nhà hẹp
  22. Nghe phải nghe cho rõ/Nói phải nói cho thật
  23. Mồm ăn núi đá lở/Tay dừng mồm mốc
  24. Hạt cơm chín hạt mồ hôi
  25. Mồm ba hoa, mổ gà không xong
  26. Vợ chồng thi nhau nói/Nồi cơm sủi nước không.
  27. Mua ăn không bao giờ đủ/Xin ăn không bao giờ no
  28. Con người bụng gian/Ma không tha, trời cũng đánh
  29. Ngựa không cưỡi thành dê/Trâu không vực thành nai
  30. Vợ chồng cùng nhau lo/Làm việc gì cũng thành
  31. Bữa trước ăn mâm đầy cắm được rìu/Bữa sau ăn cơm chan nước lã
  32. Người chăm việc không nghèo/Người biết nói không thua
  33. Thương con tập cho con ăn đắng ăn khổ/Hại con cho ăn mật ăn đường

Những câu tục ngữ, ca dao của dân tộc Mường

Kho tục ngữ, ca dao của dân tộc Mường vô cùng phong phú và đa dạng. Trong số số đó, những câu ca dao, tục ngữ về kinh nhiệm sản xuất, văn hóa ứng xử cũng như mối quan hệ cộng đồng chứa đựng rất nhiều kinh nghiệm sâu sắc của người xưa.

Hãy cùng VOH tìm hiểu thêm qua tuyển tập 100 câu tục ngữ, ca dao sau đây.

  1. Ăn thịt boò loo ảy nảy: ăn bịt bò lo ngay ngáy
  2. Khuộng cơn mưa, clưa cơn nắng: chiều cơn mưa, trưa cơn nắng
  3. Bặc bặc bềl bềl nhơ chim vềl clải chỉn: tới tấp bời bời như chim bâu quả chín
  4. Nhấp nhưới như bưới hal loòng: lấp lửng như bưởi hai lòng
  5. Khốt thốit mạ chả thốit cải: nóng tốt mạ, rét tốt cải
  6. Cảng coỏ xương, lai oó xương/Văn dường noò côộng ản: cằm có xương, lưỡi không xương, đẩy nhường nào cũng được
  7. Clu loọc đểng no phất mùa đểng rỉ: trâu trắng đến đâu mất mùa đến đấy
  8. Ăn ngoỏ phâm, đâm ngoỏ corol ngoỏ khày: ăn nhìn mâm, giã nhìn cối nhìn chày
  9. Giầu giúp cúa, khoỏ giúp côông/Cùng nôồng giúp thiểng giúp mẻng: giàu giúp của, nghèo giúp công, bần cùng giúp lời giúp tiếng
  10. Túng hè tỉu: túng thì quẫn
  11. Chơl ngao, clôốc hôm hè dào, clảng đào hè cạn: rực hồng, chập tối thì lũ, sáng mai thì cạn
  12. Clêng đồl nhất thịt moong rắp; Đỉn rác nhất cả nắp cùl: trên đồi nhất thịt muông sóc, dưới nước nhất cá quanh nấp đá
  13. Tủng con nhà lang; Chưa bằng cơi clù cơi nang con nhà ké khoỏ: túng con nhà lang; chưa bằng cơi trầu cơi nang con nhà kẻ khó
  14. Lang đểng nhà nhơ ma khôổng lại: lang đến nhà như ma sống lại
  15. Đất coỏ lang; Làng coỏ đạo: đất có lang, làng có đạo
  16. Dềnh dềnh nhơ ma lênh khả voỏng: dền dền như ma lê đằng vóng
  17. Clé voóng mậy rặm neo; Queo khong mậy là vải: ngã vo óng mới sửa neo, vêu mông mới cũng vía
  18. Đùm cơm vạt áo, gói gạo chéo khăn
  19. Bố bế, mẹ mang
  20. Của bằng núi, bằng non, chẳng bằng nghe con học nói
  21. Nhỏ không dạy, lớn vin gãy cành
  22. Công cha bằng bể, công mẹ bằng trời
  23. Có bố, có mẹ như nhà có rường, cột
  24. Có anh, có em như trăng có sao.
  25. Khi giận thì mắng, khi lặng thì thương
  26. Nói nhau đừng nói nặng/Mắng nhau đừng mắng đau (mắng nghĩa là chửi)
  27. Chém nước không lìa (chém nghĩa là chặt)/Chặt nước không đứt.
  28. Chém nhau đằng sống (chặt nhau bằng sống dao)/Không ai chém nhau bằng lưỡi.
  29. Có vợ, có chồng như rằm có trăng
  30. Con là khúc ruột, chồng là gân cốt
ca-dao-tuc-ngu-muong-1-voh
 
  1. Sương ló cặn ná, sương bá cặn cú môống: thương lúa nhớ đồng, thương vợ ngóng về bên ngoại
  2. Gà rừng gáy ở quê người/Cũng là báo sáng đất trời Mường ta
  3. Anh xa làng cũng thương/Em xa mường cũng quý.
  4. Anh em xa không bằng ba nhà chung rộc (chung rộc nghĩa là chung chòm, chung xóm)
  5. Ăn đi thành bã thành hèm/Xẻ chia nên chị, nên em một nhà
  6. Muốn ăn quả ngọt phải trèo
  7. Khốn khó mới có miếng ăn/Đào giếng mà uống, vỡ ruộng mà ăn
  8. Của mình làm ra ăn no/Của người cho là của ăn nếm
  9. Của mình làm ra như nước trong nguồn/Của bố mẹ để lại mòn dần như hoa chuối rừng xanh.
  10. Thấy khốn khó đừng vội núng nao/Đời còn có lúc ngồi giường cao chiếu rộng
  11. Chín chìm chín nổi chín lênh đênh/Mười hai gập ghềnh mới nên thân người
  12. Một người đàn ông không làm nổi nhà/Một người đàn bà không làm nổi khung dệt
  13. Ăn cá mới biết cá có xương, nuôi con mới biết thương bố mẹ
  14. Anh em liền khúc ruột/Làm em thì dễ làm anh thì khó
  15. Nói dối người già, mọc nhọt ở mắt
  16. Khách đến nhà không đánh chó, khách đến ngõ không mắng mèo/Kashc đền nhà không gà cũng lợn
  17. Giàu giữa làng, sang giữa mường
  18. Ai ăn trộm ngỗng, cổ người ấy cao
  19. Bò chết để da, người già chết để tiếng để lời
  20. Ăn cây đào, rào cây đào
  21. Sinh con không ai sinh lòng, sinh muông thú không sinh sừng
  22. Bạn xa quê cũng thương, bạn trong mường cũng nhớ
  23. Kẻ ác có lông hùm treo trong bụng
  24. Qua truông buông gậy
  25. Được con dâu sâu mắt mẹ
  26. Ăn chọn miếng ngon, nói chọn lời xấu
  27. Ăn cơm có đèn, chết có trống có kèn mới gọi là ma
  28. Gieo mạ bông xổ.Nhổ mạ xổ gà/Vàng lúa xổ chín
  29. Gieo mạ có xóm có làng/Hát Thường rang có bè bạn
  30. Họ ăn cơm mường mình cắm chuôi dao
ca-dao-tuc-ngu-muong-2-voh
 
  1. Bố mẹ nuôi chín mười con/Chín mười con không nuôi nổi bố mẹ
  2. Bọt nước đen thì mưa, bọt nước chưa thì tạnh
  3. Thả trâu không cởi thừng/Uống nước không uống nước nhà làng
  4. Lớn giận mất khôn/Lớn hờn mất tiếng
  5. Gà mẹ nuôi con thì sống/Gà trống nuôi con thì tàn
  6. Càng sống lâu càng thấy cây dâu mộc tầm gửi
  7. Cây mục thành đất/Người xưa thành mường
  8. Đục nước kiến bò/Trong nước cò bay
  9. Cái lo không lo/Lo bò trắng răng
  10. Cây có Dọl, người có bố có mẹ
  11. Rét tháng ba chết trâu già dưới sương
  12. Cha làm con bắt chước
  13. Người già như nhánh quả chín
  14. Chó không cắn dâu, trâu không húc rể
  15. Trâu ai nấy bừa, ngựa ai nấy dắt
  16. Trâu nhà chú ăn lúa và thầy
  17. Cơm ăn không hết gạo còn đấy
  18. Cơm nếp mường người không bằng của khoai mường mình
  19. Đói đầu gối biết bò/No đầu gối biết ngồi
  20. Đói thì ăn rau má/Chớ ăn bậy ăn bạ mà độc
  21. Đói thì khổ/Gió thì rét
  22. Kẻ đi không bực bằng người chực nồi cơm
  23. Liệu cơm gắp mắm/Liệu con gả chồng
  24. Thấy lũ chớ cấy chỗ cạn/Thấy cạn chớ cấy chỗ trũng
  25. Có bố có đống cơm/Có mẹ có ôm xống áo
  26. Có cậu có ngoại/Như gió đại có hom
  27. Của đâu với kẻ bần/Quân đâu với kẻ dại
  28. Củi mục cháy nhà/Người già nói vặt
  29. Dao sắc từ thợ/Vợ khôn từ nhà
  30. Ngủ ngày quen mắt/Chửi vặt quen thân/Ăn bẩn quen thói
  31. Đẻ con ăn công/Trồng cây ăn trái
  32. Đi làm chớ mang chó/Thăm lúc đừng đem con
  33. Tháng ba giá lại một lần/Cho chồng nàng Bân mặc áo mới
  34. Tháng bảy tháng tám ăn cá kha/Tháng hai tháng ba ăn cá đánh
  35. Gàn lợn gà, xa khỉ vượn
  36. Khôn lật khéo lọng/Như miệng cái kha
  37. Lấy dâu nhìn mẹ vợ/Mua trâu nhìn mẹ đẻ trong chuồng
  38. Thưa thưa sao cạn/San sát sao mưa
  39. Máy mắt trái được ăn/Máy mắt phải được khóc
  40. Một tiếng người già/Bằng ba tiếng con trẻ

Ca dao, tục ngữ dân tộc Mông

Ca dao, tục ngữ của người Mông không chỉ là cái nôi chứa đựng đời sống văn hóa, tâm tư của đồng bào mà còn là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn cho các thế hệ. Dưới đây là một số câu tục ngữ, ca dao hay và ý nghĩa do VOH sưu tầm.

  1. Mong nước đổ, chẳng sợ sình rễ: sự kiên nhẫn, không ngại khó khăn của người Mông
  2. Núi cao, phủ giáp xiêng sang: diễn tả sự trù phú của vùng núi nơi đồng bào Mông sinh sống
  3. Ven rừng hoa méo tượng hoa: sự tinh tế và duyên dáng của người Mông
  4. Đảo mây trắng đánh mấy vào chiêm: sự thông minh của người Mông khi vượt qua khó khăn
  5. Một muôi khi đói hơn một bát khi no
  6. Nghĩ trước nói sau
  7. Chặt cây phải xem cành khô/Nói năng cần nhìn trên dưới
  8. Trâu cậy sừng/Ngựa cậy chân
  9. Biết dệt không tốn suốt/Biết nói không tốn lời
  10. Trâu nghé không chết, trâu nghé thành trâu mộng
  11. Chàng mồ côi không chết, sẽ lớn thành chàng trai cường tráng
  12. Bố mẹ như trụ trời /Anh em như rừng cây
  13. Có bố mẹ, than thân không ra nước mắt/Mất bố mẹ, khóc than đến chết ngất
  14. Mình cư xử với mẹ cha ra sao/Về sau con cái cũng đối xử với mình như vậy
  15. Con hổ vằn tấm da/Đàn ông khôn ngoan ở cái đầu
ca-dao-tuc-ngu-mong-voh
 
  1. Nhìn lên sàn bếp chỉ tháy bồ hóng/Nhìn xuống nền bếp chỉ thấy tro tàn
  2. Đàn bà lăng xăng làm không thành mặc/Đàn ông lăng xăng làm không thành ăn
  3. Mây vờn thung lũng trời sắp nắng/Mây phủ ngọn núi trời sắp rét
  4. Trời xanh thì nắng/Mây đen thì mưa
  5. Tháng bảy trồng kiệu/Tháng tám trồng tỏi, Tháng ba chặt lanh/Tháng bảy chặt gai
  6. Vũ trụ sinh trời đất/Nghĩa vợ chồng trăm năm
  7. Khéo ăn ở vợ con được phúc/Có hiếu với cha mẹ được lộc
  8. Muốn vợ khôn phải bảo/Muốn con khôn phải rèn
  9. Thịt ôi do thiếu muối/Con hư do thiếu dạy bảo
  10. Tình yêu tốt một thời/Vợ chồng tốt một đời
  11. Thất bát chỉ một vụ/Vợ chồng không thuận hết cả một đời
  12. Hàm răng đẹp đôi khi cũng cắn phải lưỡi/Vợ chồng hòa hợp đôi khi cũng có dỗi hờn
  13. Khéo ăn ở vợ con được phúc/Có hiếu với cha mẹ được lộc
  14. Khéo nhủ khuyên vợ con, xứng là trụ/Hiếu với cha mẹ con có hậu
  15. Bạn tốt tráng một quả trứng ăn không hết/Bạn xấu mổ trâu ăn không đủ
  16. Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/Trai khỏe không biết làm rẫy cũng hèn
  17. Đường cong phải nắn mới thẳng/Dao cùn phải mài mới sắc
  18. Biết nói người ta yêu, người ta quý/Vụng nói người ta ghét, người ta giận

Tục ngữ, ca dao dân tộc Thái

Thông qua những câu ca dao, tục ngữ dưới đây, chúng ta có thể thấy được một phần cuộc sống, con người, tư tưởng, tình cảm, cách lao động sản xuất hay ứng xử… của người Thái. Đặc biệt là bản sắc riêng trong văn hóa của đồng bào nơi đây.

  1. Mụ pi báu cứ xuộn phom: Lợn béo không bằng vườn gầy
  2. Khau pó mí kỉn/Đín pó mí nhằm: Cơm không có mà ăn/Đất không có mà dẫm
  3. É kin nhá năng, é hăng nhá non: Muốn có ăn đừng ngồi chơi, muốn giàu có đừng ngủ dài
  4. Hắc lúc nha pón vạn/Hắc lạn nha pón xốm: Quý con đừng bón của ngọt/ Thương cháu đừng bón của chua
  5. Pák đảy áo, cáo đảy dành: Phải suy nghĩ kỹ trước khi nói
  6. Nhá khẩu pên xók, nhá ók pên hói: Vào đâu đừng để lại vết xấu, ra đâu đừng để lại tai tiếng
  7. Pó cặn thạm hạ sính/Kháu bản tỉnh hạ sai: Gặp nhau hỏi thăm họ/Vào bản hỏi thăm dòng
  8. Cặm phi tháu – Cặm chảu dứn: Thờ cúng tổ tiên, thì già/Chăm nom cha mẹ, thì thọ
  9. Không ăn gian nói dối/Nhiều lần sẽ lụy thân/và đành đưa thân vào vòng tội lỗi
  10. Mương múa pên té kốc/Hay hộc pưa chảu chạn: Mường rối ren tại chủ/Nương rậm tại chủ lười
  11. Kin lảu bấng phú năng nựa/Khi hứa bấng phú năng tớ: Uống rượu xem người ngồi trên/Đi thuyền xem người ngồi dưới
  12. Đáy nốc po kịn tạ/Đáy pạ me kin kang/ Đáy mák may kin pứak, lếm nhóng: Được chim bố ăn mắt/Được cá mẹ nhai xương/Được hoa quả bố mẹ mút xơ
  13. Phắc kút tảu liệp nặm nhắng chẹp sía pa/Mụ, mạ nặng hương phìa nhăng pánh sia pay: Rau dớn ven suối còn ngon hơn cá/Lợn, gà nhà phìa còn quý hơn dân
  14. Phụa kịn tap – Mia kịn taư: chồng ăn gan – vợ ăn mề
  15. Ết pển hển cau pa/Ết pỏ pển nỏng nả pò đéo cờ bò hển: Làm nên có chín bà bác/Làm không nên một cậu em trai cũng không thấy
  16. Pi nọng khứn hươn nha tắp mạ/Lung tạ khứn hươn nha tắp lúc: Bạn đến chơi nhà đừng đánh chó/Bác, bá đến thăm đừng đánh con
  17. Chom puốk dú hay lỏ sanh kháu, sanh phái/Tháu ké dú hươn lỏ sanh lúc, sanh lạn: Đống mối ở nương là hồn lúa, bông/Cụ già trong nhà là hạnh phúc con cháu
  18. Đường dối trá tuy biết mọc mầm/Nhưng cũng có lúc phải tận
  19. Ế hày xọc tín phá/Ế na xọc tín thung: Làm nương chọn chỗ chân đồi/Làm ruộng chọn nươi cuối thung
  20. Đín đẳm pục tảnh/Đín đánh pục khau: Đất xốp trồng bầu, bí/Đất nâu trồng lúa
  21. Khau bò mạc tái hày chắn/Mú bò mạc tái chau chản: Thóc lép bởi nương dốc/Lợn gầy do chủ nhác
  22. Hủa pí đằm xờ pa nha cờ đay kí/La pí đẳm xờ puộc hói quái cờ bò đay kí: Đầu vụ cấy vào đám cỏ cũng được ăn/Cuối vụ cấy trên vũng trâu đằm cũng chẳng được ăn
  23. Đừng ăn nấm một chân/Đừng với theo những kẻ nịnh hót, mách qué/Không nên nghe lời xúc xiểm, bịa đặt
  24. Nằm hày nằm pảy na/Púc ca púc cứn lẳng: Trồng lúa nương tiến thẳng về phía trước/Cấy lúa bước giật lùi lại sau
  25. Khi chản pó mí kỉn/Dặc kí nhá nằng/Dặc hằng nhá nón: Người nhác không có miếng ăn/Muốn ăn đừng ngồi/Muốn giàu đừng ngủ
  26. Kăm kháu dú năng địn/Kăm kin dú năng pá/Phaư chang chốc pên na/Phaư chang cha pên bản/Phaư chang pản pên me xắng luông: Thóc gạo ở dưới đất/Thức ăn ở trong rừng/Ai khéo khai thành ruộng/Ai khéo dựng thành làng/Ai khéo đắp thành vũng nước to
  27. Người nói hãy nghe xem/Có tai nghe thật kỹ/Đừng vội vàng hấp tấp/Mà bỏ chấy vào đầu
  28. Khau nắm hỏng pục/Phai hục học tắm/Hặc cốn hánh/Pánh côn nhướn: Thóc lúa lo trồng/Sợi bông lo dệt/Yêu người xốc vác/Chuộng kẻ chăm làm
  29. Phả tỉm phả khăm phốn/Đáo tỉm bổn khăm đẹt/Phả khăm đẹt đáo chổm/Phả khăm phốn đáo đòn/Phả hùm còn bo lón pển phốn/Màu ọc khăm phốn/Màu hau khăm đẹt: Mây đầy trời thì mưa/Sao đầy trời thì nắng/Trời sẽ nắng sao chìm/Trời sẽ mưa sao nháy/Sấm trước trời không mưa/Mối ra tổ thì mưa/Mối vào tổ thì hạn
  30. Hày khau đay đẹt chớ cằm đay hái/Hày phai đay đẹt chớ ngái đay xử/Phổn tốc gian ngọc/Đẹt ọc dam xẻn: Nương lúa được nắng buổi chiều gánh lúa đi bán/Nương bông hứng nắng chưa phải mua thêm/Mưa rơi lúa mọc mần/Nắng quá sợ gạo vụn
  31. Chàng chốc chằng pển ná/Chàng cha chằng pển ban/Ná tha ca bò đí/Ca tha na chằng đí: Biết vỡ mới thành ruộng/Khéo nói mới thành bản/Mạ chờ ruộng không tốt/Ruộng chờ mạ mới tốt
  32. Không ai nhìn thấy gáy
  33. Không ai biết ngày tận
  34. Rời nơi ăn chốn ở mãi mãi rồi cũng thành ma/Bỏ nhà mất vò mẻ/Bỏ chốn mất nơi ăn/Bỏ bản mất cây ăn qua/Rời làng bỏ gốc trầu
  35. Vỗ tay cần nhiều ngón/Bàn bạc cần nhiều người
  36. Không tham lam của cải
  37. Đừng ném đá qua vai
  38. Đừng trộm hái rau quả của vườn người
  39. Nước vơi thì đi khuya/Nước lũ thì đi xúc
  40. Không nạn nào hơn nạn lửa, nạn nước/Dùng nước phải biết tránh nguồn nước/Dùng lửa hãy giữ gìn nạn cháy
ca-dao-tuc-ngu-thai-voh
 
  1. Mưa nhiều không cần nắng, cũng nắng/Nắng nhiều không cần mưa, cũng mưa
  2. Chuối đến lúc trĩu buồng phải có cây chạc chống/Lúc đó cây chống chuối/Chuối dựa cây/Mình trông cậy người/Người nhờ mình, tốt quá
  3. Không ai gặp xấu cả năm/Không ai gặp tốt cả đời
  4. Lời nói không phải mua/Lời khéo dùng lời ngon lời ngọt/Phải xưng ông xưng tôi/Không nặng tiếng nặng lời/Không kiếm việc để mắng, chê, chửi/Không kháy cạnh, gièm pha
  5. Anh em rượu đắng khác hẳn với anh em cùng chịu mùi tanh hôi
  6. Khỏe một mình làm không được/Khôn một mình làm không xong
  7. Anh em đừng bỏ nhau/Không nặng tiếng trái lời/Không thóc mách nhỏ nhen/Phải năng tới hỏi thăm/Phải đoàn kết, nhớ lấy
  8. Người biết già/Rượu biết nhạt
  9. Làm ruộng mương phai tốt/Ắt có thóc đầy bồ đầy bịch
  10. Thương nhau ở bát canh/Mến nhau ở lời nói
  11. Làm lành ắt gặp phúc/Làm ác thể nào cũng gặp ác/Người không đáp thì ma cũng đáp
  12. Đừng nhặt lời đi, xoay tiếng lại
  13. Nói trước còn hơn để về sau phải trách móc
  14. Đừng nói quá lời/Đừng kể quá câu/Đừng khen mình, chê người
  15. Uống rượu đừng nói chuyện ruộng/Ngủ với vợ (chồng) không nói chuyện tình cũ
  16. Đừng làm cho cha mẹ mếch lòng/Không thét mắng thốt những lời nặng tiếng
  17. Người ta có gặp vận rủi/Qua vận rủi rồi cũng phải tới vận may
  18. Một cái cây to bằng cái đũa cũng có thần/Một miếng đất bằng cái quạt cũng có chủ
  19. Đương làm việc gì cần giữ kín, chưa thành đừng vội thốt
  20. Hoa tàn hoa về cây/Hoa úa hoa về cành
  21. Người đi kẻ lại phải xem biết ai tốt xấu/Mặc rách rưới, người có lòng nhân nghĩa cũng nên/Người mặc đẹp, ăn ngon, lòng dối trá cũng có
  22. Đổ mồ hôi, cạn kiệt sức mới vừa tầm/Bởi vì có lao động mới có cái ăn
  23. Mình khinh người, người lại khinh mình/Ta nhường nhịn người, người nhường nhịn lại ta/Mình thương người, người lại thương mình
  24. Ơn mẹ dưỡng cha sinh/Nhọc nhằn ấy hơn cả trái núi lớn/Nhưng vẫn còn có nhiều người/Điên dại, chẳng nghĩ gì tới công cha mẹ nuôi nấng/Họ còn đánh đuổi, chửi thét mắng, lời bỉ ổi xui cho chết
  25. Đừng nhặt lời đi, xoay tiếng lại/Đừng khó tính bẩn bụng cáu gắt/Mình biết lựa lời nói cho vừa thì người cũng khéo lắng tai nghe
  26. Muốn để bụng đói hãy nằm im/Muốn ăn ngon trồng quả/Muốn ăn ở nghèo khó thì chỉ nói, không làm/Muốn thành lớn hãy bắt tay từ việc nhỏ
  27. Gom của phòng mùa thiếu/Khi đói để mua ăn
  28. Phải lam lũ  mới có/Phải chịu khó mới giầu
  29. Chẳng làm gì, gác chân ăn, mỏ vàng bằng trái núi cũng hết
  30. Người giàu có, nhờ làm ăn liên tục/Người nghèo khó bởi làm ăn dông dài
  31. Cây nhọn không bằng sắt cùn/Trẻ hiểu biết không bằng già quên
  32. Người già hãy bảo con cháu/Để quá thì chúng lớn khó bảo/Lúc quá thời dạy dỗ/Con cháu thành đần độn/Lớn lên tưởng mình cao bằng núi/Những đỉnh núi cao không vượt gối của người
  33. Đạo người do trời phân đặt xuống/Cây cối còn có gốc/Loài chim còn có tổ/Người dựng mới thành bản/Người xây mới thành mường/Bởi thế mới có người làm gốc, làm ngọn
  34. Nhẫn được thành người khôn/Chăm được thành người tài
  35. Vừa ăn lại vừa để, tốt lắm/Vừa kiệm lại vừa giành, tốt quá
  36. Kẻ khôn ngoan nhà tạo không bằng người đi dạo khắp muôn mường/Đi nhiều thấy nhiều điều khôn ngoan hơn mình/Ghi vào lòng để hiểu biết và khôn
  37. Dù có hai ba rặng núi che khuất/Lời thì thầm người dưng cũng hay
  38. Buôn bán không hay bằng làm mương phai, làm ruộng thu thóc lúa/Làm mương không phí/Làm phai không hoài
  39. Đừng chây lười ngại việc/Đừng tiếc công tiếc sức, gắng lòng làm ăn/Việc làm được, lớn như đồi núi
  40. Của cải từ tay chân làm ra là nguồn tuôn chảy/Của cải từ cha mẹ để lại là nước lũ cuốn đi chưa đủ
  41. Cây không róc thành gai/Người thân không thăm hỏi cũng thành người dưng
  42. Lười biếng bụng trống rỗng/Chăm làm bụng no
  43. Của ngon ai cũng biết/Cố cùng bạn làm lụng, nó khắc tới mình

Ca dao, tục ngữ của dân tộc Dao

Giống như các dân tộc khác, tục ngữ, ca dao của dân tộc Dao cũng phản ánh những tri thức được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống. Song nó cũng mang nét đặc trưng riêng, thể hiện đặc sắc trong văn hóa, lối sống của bà con người Dao.

  1. Trời kêu trước, trời không mưa
  2. Có chí mài lưỡi cày thành kim/Có chí mài hòn đá thành tiền
  3. Trẻ con dựa bố mẹ/Già cả nương con cái
  4. Cây bé uốn thẳng/Cây cao uốn gẫy
  5. Trước bắc cầu/Sau noi theo
  6. Rễ cây ngắn/Rễ người dài
  7. Học sách ba năm, chưa bằng đi thấy ba ngày
  8. Người thông minh ngủ, lòng không ngủ
  9. Ngựa phục roi/Người phục lý
  10. Trống kêu, ở trong lòng không có gì
ca-dao-tuc-ngu-dao-voh
 
  1. Quả mít vỏ xù xì/Ở trong ăn dịu ngọt
  2. Qua mảng nhớ người chở
  3. Tre già để gốc măng non mọc
  4. Già một năm, biết thêm lý
  5. Biết nhẹ như giấy/Không biết nặng như sắt
  6. Xấu bao nhiêu ở năm ngoái/Tốt bao nhiêu ở năm mới
  7. Thấy qua, không bằng luyện lại/Luyện qua không bằng làm qua
  8. Hoa thơm không cần đứng đầu gió/Nhà có gái đẹp không nhiều lời
  9. Một người bắc cầu trăm người qua/Một người viết sách trăm người đọc
  10. Người khôn, người nằm lòng không nằm/Người siêng, người nằm lòng không rỗi
  11. Ba thanh niên bàn luận bằng ông già/Ba ông già bàn luận bằng ông quan

Ca dao, tục ngữ của các dân tộc Thái, Dao, Tày, Nùng, Mường… đóng góp không hề nhỏ cho kho tàng văn học dân gian Việt. Chúng giúp ta hiểu thêm về văn hóa, đời sống và đặc biệt nhận được nhiều kinh nghiệm, bài học quý giá. Mong rằng, tuyển tập ca dao, tục ngữ của đồng bào mình sẽ được gìn giữ và lưu truyền mãi về sau.

Theo dõi VOH Thường thức để cập nhật thêm nhiều bài viết hay!