Tiêu điểm: Nhân Humanity

Nghịch lý tại MU: Phung phí tiền vào bom xịt | Cắt xén từng đồng với NHM và nhân viên (phần 1)

VOH - Chính sách cân bằng quỹ kinh tế của Ban lãnh đạo MU gây nhiều tranh cãi thời gian gần đây.

INEOS gây tranh cãi lớn

Tại Nhà hát của những giấc mơ Old Trafford, một bức tranh sinh động và đối nghịch vừa được tạo nên, khi Ban lãnh đạo MU mới đây đã xác nhận việc gia hạn hợp đồng thành công với đội trưởng Bruno Fernandes, và dự kiến sẽ tăng mức lương của tiền vệ người bộ lên gần gấp rưỡi, đưa anh trở thành một trong những cầu thủ hưởng lương cao nhất đội bóng.

nghich-ly-tai-mu-phung-phi-tien-vao-bom-xit-cat-xen-tung-dong-voi-nhm-va-nhan-vien-phan-1 1
INEOS cắt giảm nhân sự tại MU - Ảnh: Internet

Nhưng ở một động thái khác, INEOS - Đơn vị điều hành Man United, tiếp tục đưa ra một quyết định gây tranh cãi, khi đề xuất cắt giảm 50% chi phí hỗ trợ cho hội cổ động viên khuyết tật của câu lạc bộ, với số tiền ước tính khoảng 40.000 bảng Anh mỗi năm.

Theo tính toán sơ bộ thì số tiền này có lẽ chỉ bằng con số lẻ so với một tuần lương của những siêu sao như Rashford hay Bruno, và chính vì vậy, nó đã tiếp tục đào sâu thêm sự tiêu cực và gay gắt trong mối quan hệ giữa Sir Jim Ratcliffe cùng các cộng sự, đối với hội cổ động viên Quỷ đỏ.

Các khoản chi tiêu bị đặt dấu hỏi lớn?

Trước đó, vào mùa hè 2024, bộ sậu mới của MU đã chi ra con số xấp xỉ hơn 200 triệu bảng để tậu về hàng loạt tân binh như Yoro, De Ligt, Urgate, Zirkzee, Mazraoui, nhưng rồi lại sa thải hàng trăm nhân viên, và thậm chí cắt luôn số tiền phụ cấp chỉ 2 triệu bảng dành cho huyền thoại Sir Alex Ferguson.

Manchester United là một trong những câu lạc bộ bóng đá giàu truyền thống và có lượng người hâm mộ đông đảo trên toàn thế giới. Bên cạnh những thành tựu vĩ đại của đội bóng này, thì việc sở hữu một lượng cổ động viên đông đảo và trung thành, cũng là một yếu tố tạo nên bản sắc và thương hiệu của Quỷ đỏ thành Manchester. 

nghich-ly-tai-mu-phung-phi-tien-vao-bom-xit-cat-xen-tung-dong-voi-nhm-va-nhan-vien-phan-1 123
MU vung số tiền không thành công dưới triều đại của Ten Hag - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, câu lạc bộ đã thực hiện nhiều chính sách tài chính gây tranh cãi, đặc biệt là việc chi tiêu mạnh mẽ trên thị trường chuyển nhượng trong khi cắt giảm các khoản chi phí khác như lương của Sir Alex Ferguson, sa thải nhân viên và giảm hỗ trợ cho cổ động viên khuyết tật. 

Đây là những động thái đi ngược lại lợi ích và tiếng nói của người hâm mộ. Điều vốn dĩ không được chào đón trong văn hóa bóng đá, ngay cả khi môn thể thao này đã được thương mại hóa.

Trong video này, chúng ta sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân và tác động của những quyết định này.

Manchester United luôn nằm trong top các câu lạc bộ có doanh thu cao nhất thế giới, nhờ vào lượng người hâm mộ đông đảo, hợp đồng tài trợ béo bở và doanh thu từ bán vé. Tuy nhiên, chi phí vận hành, bao gồm lương cầu thủ, chi phí vận hành sân vận động và các hoạt động khác, cũng rất lớn.

Những quyết định sai lầm của MU

Tính riêng quỹ lương dành cho cầu thủ, Man United đã phải chi ra tới hơn 600 triệu bảng trong mùa giải 2023 - 2024 vừa qua. Dù MU không phải là đội bóng có quỹ lương cao nhất châu Âu, nhưng việc mua bán thiếu hiệu quả, và đưa về những bản hợp đồng thất bại với mức hoa hồng trên trời, đã khiến chi phí trả lương của đội bóng không mang lại hiệu quả.

nghich-ly-tai-mu-phung-phi-tien-vao-bom-xit-cat-xen-tung-dong-voi-nhm-va-nhan-vien-phan-1 12
Ban lãnh đạo MU phải trả giá cho các quyết định sai lầm - Ảnh: Internet

Những trường hợp của Jadon Sancho, Raphael Varane, Antony Martial, hay thậm chí là cả Marcus Rashford, đều tiêu tốn của đội bóng hàng chục triệu bảng mỗi mùa giải, nhưng lại không đáp ứng được chuyên môn như kỳ vọng, vì những lý do như chấn thương, phong độ hay thái độ tập luyện.

Thậm chí, việc trả phí chuyển nhượng và lương quá cao còn khiến họ khó lòng thanh lý những bom xịt chuyển nhượng, điển hình là trường hợp của Antony. Anh Long Compa không chịu rời MU, vì không muốn mất đi khoản lương kếch xù lên đến hơn 200.000 bảng Anh mỗi tuần, và dĩ nhiên, cũng chẳng có đội bóng nào tại châu Âu sẵn sàng trả mức lương này để chiêu mộ tiền đạo người Brazil.

Theo đánh giá từ chuyên gia, MU đang phải bỏ tới 150 triệu bảng mỗi năm để trả lương cho những cầu thủ “ngồi mát ăn bát vàng”, không có nhiều đóng góp cho Câu lạc bộ, nhưng cũng không thể thanh lý.

Sau khi gia đình Glazer tiếp quản câu lạc bộ vào năm 2005, Man Utd đã gánh một khoản nợ lớn do việc mua lại được tài trợ chủ yếu bằng vay nợ. Điều này tạo ra áp lực tài chính đáng kể, buộc câu lạc bộ phải tìm cách tối ưu hóa chi phí và tăng doanh thu để duy trì hoạt động ổn định.

Sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu vào năm 2013, Man Utd đã trải qua nhiều mùa giải không đạt được thành tích như mong đợi. Để cải thiện tình hình, ban lãnh đạo đã quyết định đầu tư mạnh mẽ vào việc chiêu mộ các cầu thủ chất lượng cao nhằm nâng cao sức mạnh đội hình và cạnh tranh các danh hiệu.

Người hâm mộ và truyền thông luôn kỳ vọng Man Utd sẽ duy trì vị thế hàng đầu. Việc chiêu mộ những ngôi sao lớn không chỉ nhằm cải thiện thành tích mà còn để đáp ứng kỳ vọng và duy trì hình ảnh của câu lạc bộ.

Theo thông tin từ The Athletic, ban lãnh đạo Man Utd đã thông báo không tái ký hợp đồng với Sir Alex Ferguson sau khi mùa giải 2024/2025 khép lại. Kể từ khi kết thúc sự nghiệp cầm quân, Sir Alex giữ vai trò đại sứ thương hiệu với mức lương khoảng 2 triệu bảng mỗi năm. Quyết định này được cho là nhằm cắt giảm chi phí vận hành của câu lạc bộ.

Công ty INEOS, đơn vị đồng sở hữu Man United, đã thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm chi phí, bao gồm sa thải ít nhất 250 nhân viên, và cắt giảm nhiều phúc lợi của những người còn lại. Các nhân viên không còn nhận được phần ăn trưa như trước, phải tự bỏ tiền di chuyển và ăn uống khi tham gia các sự kiện của câu lạc bộ. Người hâm mộ cũng bị ảnh hưởng khi Man Utd cắt giảm phần ăn cho những người sở hữu vé VIP và tăng giá tiền đỗ xe bên ngoài khuôn viên sân.

Đón đọc phần 2...

Bình luận