Khoai lang là một loài cây nông nghiệp, là nguồn thực phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống. Ngoài củ chứa nhiều tinh bột, ngọt vị, lá và thân non của cây cũng được sử dụng phổ biến trong nấu ăn như một loại rau. Và dạo gần đây, khoai lang còn được nhắc đến “rần rần” vì có thể trồng thủy sinh trong nước tạo thành cây cảnh trang trí vô cùng độc đáo. Chúng ta cùng khám phá cách trồng cây khoai lang cảnh nhé!
1. Đặc điểm cây khoai lang
1.1. Tên gọi cây khoai lang
- Tên gọi khác: Rau lang
- Tên tiếng Anh: Sweet potatoes, yams
- Tên khoa học: Ipomoea batatas
- Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae)
- Nguồn gốc: Khu vực nhiệt đới châu Mỹ
1.2. Hình dáng cây khoai lang
- Thân: Thân thảo, dạng dây leo bò, phân nhánh, có thể dài từ 4 – 7m nếu mọc ngoài tự nhiên. Trên đốt thân có rễ khí sinh, khi chạm đất các rễ này phát triển thành rễ dinh dưỡng.
- Lá: Các lá mọc so le nhau, thường có hình tim xẻ 3, cuống dài màu xanh, sắc độ phụ thuộc vào ánh nắng và độ già của lá.
- Hoa: Có hình như cái chuông, trung tâm có màu tím đậm, nhạt dần ra xung quanh. Hoa thường mọc ở đầu cành và nách lá, nhìn rất giống hoa cây rau muống. Khoai lang ít khi ra hoa nếu thời gian ngày quá nhiều vượt quá 11 giờ, do đó nhiều người không biết rằng cây khoai lang cũng có hoa.
- Rễ: Khoai lang có rễ củ, phình to, tròn dài. Củ có nhiều màu (tím, vàng, trắng), bên trong thịt cũng có nhiều màu sắc như vậy (tím, vàng, trắng), tuy nhiên nó có thể không tương đồng với màu vỏ và chứa nhiều tinh bột.
Xem thêm: Trồng cây phát lộc trong văn phòng thu hút nguồn năng lượng tích cực, tài lộc phấp phới
2. Cách trồng cây khoai lang trong nước
2.1. Chuẩn bị
- Củ khoai lang (hình dáng theo ý thích)
- Cóc thủy tinh
- Tăm hoặc xiên que
2.2. Cách trồng
- Rửa củ khoai lang cho sạch bùn đất.
- Dùng tăm hoặc xiên que cắm vào 1/3 củ khoai lang ở 3 phía.
- Cho nước vào gần đầy cóc thủy tinh, cho củ khoai lang vào. Lúc này tăm/xiên que sẽ giữ cố định củ khoai một nửa ngập trong nước, một nửa lộ ra ngoài không khí.
- Đặt củ khoai lang nơi có ánh sáng, mỗi ngày tưới nước 1 lần, sau một tuần cây sẽ bắt đầu mọc mầm, ra lá.
Mẹo nhỏ: Khi củ khoai lang bén rễ ở vị trí mọc mầm, nếu thích bạn có thể đem ra đất để trồng.
Xem thêm: Ngon giấc mỗi đêm bằng cách trồng cây tóc thần vệ nữ loại bỏ chất khí có hại trong môi trường
3. Cách chăm sóc cây khoai lang cảnh
Sau khi củ khoai lang đã ra nhiều lá, bạn vẫn cần chăm sóc để cây tươi tốt.
- Tưới nước: Tưới phun sương mỗi ngày để tạo ẩm cho cây.
- Thay nước: 2 ngày nên thay nước một lần.
- Phơi nắng: 1 tuần nên phơi nắng cho cây 1 lần, mỗi lần 2 – 3 tiếng.
4. Nhân giống cây khoai lang
Có rất nhiều cách nhân giống cây khoai lang. Ngoài cách nhân giống bằng củ như trên, chúng ta có thể nhân giống bằng các đoạn thân (dây khoai lang) hay rễ hoặc bằng các rễ bất định mọc ra từ các rễ củ trong khi lưu giữ bảo quản. Còn hạt khoai lang chỉ dành cho mục đích gây giống.
5. Hình ảnh cây khoai lang
Nhờ cách trồng đơn giản, có vẻ ngoài đặc biệt dễ thương, không có gì khó hiểu khi cây khoai lang trồng thủy sinh trở nên phổ biến và được dân văn phòng săn đón nhiệt tình để trang trí bàn làm việc. Cứ mỗi ngày ngắm nghía lá khoai lang to lên, cây mọc mầm nhiều hơn ai cũng cảm thấy có một niềm vui nho nhỏ và giải tỏa căng thẳng trong lúc làm việc đúng không nào!
Nguồn ảnh: Internet
Xem thêm: