Chờ...

Cách trồng cúc lá nho làm cảnh trong vườn, trang trí trong nhà, trong quán cà phê không khó

(VOH) - Là một trong những loài hoa cúc, cúc lá nho nhỏ nhắn, hoa mọc gom lại ở đỉnh vô cùng xinh xắn và có giá trị thẩm mỹ. Vậy cách trồng cúc lá nho có khó không?

Với vẻ ngoài xinh xắn, màu sắc sặc sỡ, cúc lá nho thường được trồng trong chậu để trang trí trong nhà, nơi ban công, phòng khách, cửa sổ,… Đồng thời, đây cũng là một loại cây được các quán cà phê yêu thích vì nhỏ gọn, mọc xum xuê như một bó hoa, mang tính thẩm mỹ cao.   

y-nghia-cach-trong-cuc-la-nho-voh
Cúc lá nho có vẻ ngoài xinh xắn nên thường được trang trí ở các quán cà phê (Nguồn: Internet)

Đặc điểm cúc lá nho

Cúc lá nho là cây bụi nhỏ, thân thảo, thuộc họ cúc, nếu được chăm sóc tốt sẽ sống rất lâu. Lá mọc ôm quanh thân cây, bên trên hoa nho nhỏ, xòe rộ ra, chi chít, màu sắc bắt mắt nhìn như một bó hoa vô cùng xinh xắn.

  • Thân: Thân cúc lá nho nhỏ nhắn, mọc dạng bụi.
  • Lá: Lá cúc lá nho màu xanh đậm, bản to, dày dặn, mép răng cưa, uốn lượn, thoạt nhìn giống như lá của cây nho.
  • Hoa: Hoa cúc lá nho có nhiều màu với nhiều sắc độ khác nhau: vàng, tím, hồng, xanh, trắng, đỏ,… Nhụy to nổi bậc ở giữa. Cánh hoa xòe tròn vo, gần nhụy có màu trắng rồi chuyển đậm dần tạo nên một vòng viền trắng giữa nhụy và cánh một cách tinh tế.
  • Nở hoa: Cúc lá nho nở hoa vào đúng dịp Tết, lâu tàn đến gần 1 tháng.
y-nghia-cach-trong-cuc-la-nho-voh-1
Hoa cúc lá nho có nhiều màu vô cùng sặc sỡ (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa cúc lá nho

Cũng như những loại cúc khác, cúc lá nho cũng là một trong bộ tứ quý “ Tùng – Cúc – Trúc – Mai”, là biểu tượng của sự sung túc, trường thọ, thanh cao, tinh khiết và điềm đạm. Đồng thời, nhờ khả năng chịu sương, chịu gió của mình nó còn được mệnh danh là “Băng thanh ngọc khiết”, là đại diện của sự sống, sự cố gắng, sự vươn lên mạnh mẽ giữa chông gai, vượt nghịch cảnh để thành công.

y-nghia-cach-trong-cuc-la-nho-voh-2
Cúc lá nho cũng là một trong bộ tứ quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” (Nguồn: Internet)

Cách trồng cúc lá nho

Gieo hạt

Phương pháp gieo trồng chủ yếu của cúc lá nho là gieo hạt.

  • Chọn hạt giống chất lượng (có thể mix nhiều màu để tạo nên khu vườn sặc sỡ), cho hạt vào đất rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên.
  • Dùng bình xịt tưới phun sương tạo độ ẩm.
  • Sau 5-7 ngày hạt sẽ bắt đầu nảy mầm và phát triển.

Loại đất

  • Cây cúc lá nho có bộ rễ mãnh ưa thích đất tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Ánh sáng

  • Cúc lá nho thích sáng nhưng lại không chịu được ánh nắng gay gắt trực tiếp, do đó nên trồng nó ở những nơi có mái che, gần cửa kính, nơi có bóng cây,…
  • Khi mùa hè đến cần che chắn cẩn thận để cây không héo úa.

Nhiệt độ, độ ẩm

  • Cúc lá nho thích sự mát mẻ, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh dễ dàng khiến cây héo úa, thối thân.
  • Nhiệt độ từ 18 – 28 độ C và độ ẩm trung bình là điều kiện phù hợp nhất để cây tươi tốt, nở hoa.

Tưới nước

  • Cúc lá nho ưa nước nhưng không thể chịu được ngập úng. Vì vậy bạn cần điều chỉnh số lần tưới nước điều độ và linh động, khi thấy đất khô thì tiến hành tưới nước và không tưới quá nhiều.
  • Tránh tưới nước mạnh lên lá, hoa sẽ khiến chúng bị dập, chỉ nên tưới phun sương ở những bộ phận này hoặc chỉ tưới vào gốc cây.

Bón phân

Vì hoa và lá mọc xum xuê nên cúc lá nho cũng cần được bổ sung dinh dưỡng thường xuyên để cây phát triển tốt.

  • Các loại phân đa vi lượng là phù hợp nhất để nuôi đồng đều cả hoa và lá. 
  • Định kỳ cứ 7 – 10 ngày ta nên bón phân một lần.

Sâu bệnh

  • Cúc lá nho ít khi bị sâu bệnh, trong đó có 2 loại bệnh thường gặp nhất là nấm do đất và sâu vẽ bùa. Khi đó, bạn chỉ cần cắt bỏ lá sâu bệnh, phun thuốc chống thối nhũn là được.
y-nghia-cach-trong-cuc-la-nho-voh-3
Cúc lá nho không khó trồng và là lựa chọn thích hợp để trồng trên ban công, nơi cửa sổ, phòng khách,... (Nguồn: Internet)

Nhìn chung cách trồng và chăm sóc cúc lá nho không khó, cây cũng dễ nảy mầm, nhiệt độ để cây phát triển phù hợp với hầu hết các vùng miền ở Việt Nam. Cây mọc xum xuê cành lá và hoa, màu sắc đa dạng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một khu vườn xinh đẹp, rực rỡ.

Xem thêm: