Hoa Huệ hay còn có hai tên gọi khác là vũ lai hương (hoa thơm lúc mưa) và dạ lai hương (hoa thơm về đêm), có tên khoa học là Polianthes tuberosa, thuộc họ Agavaceae. Hoa huệ được biết đến như loài hoa truyền thống của người Việt, thường được dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ.
Ý nghĩa và cách trồng hoa huệ (Nguồn: Internet)
Ý nghĩa của hoa huệ là gì?
Hoa Huệ có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu lại mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng.
Huệ trắng: Là biểu tượng cho sự thanh khiết và vẻ đẹp tuổi trẻ. Ở Việt Nam, loài hoa này còn thể hiện cho sự uy nghiêm và tôn kính nên thường được dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ.
Sự thanh khiết là ý nghĩa của hoa huệ trắng (Nguồn: Internet).
Huệ vàng: Biểu tượng cho sự hồi phục và tái sinh. Cũng vì lý do này mà người ta thường chọn hoa huệ vàng như một lời chúc sức khỏe khi đến thăm người bệnh.
Hoa Huệ vàng (Nguồn: Internet)
Huệ đỏ: Là biểu tượng cho đam mê và mong ước gắn bó mãi về sau. Loài hoa này thường được nhiều người lựa chọn trang trí trong hôn lễ hoặc những buổi tiệc lớn.
Hoa huệ đỏ (Nguồn: Internet)
Những điều thú vị về cây hoa huệ
Có hàng trăm loại huệ khác nhau, nhưng ở Việt Nam thì có hai loại phổ biến là huệ ta và huệ tây. Huệ ta thường được dùng trong các dịp lễ cúng hay cắm trên bàn thờ. Còn huệ tây được dùng để trang trí, và còn được gọi với cái tên khác là hoa loa kèn.
Cây hoa huệ thường sẽ cho hoa quanh năm, nhưng nở chủ yếu vào mùa hè (đặc biệt là tháng 4), mùa đông hoa ít nở, bông nhỏ và ngắn hơn.
Cách trồng hoa huệ
Chọn giống: Hoa huệ thường được nhân giống bằng củ. Để có những cây hoa huệ đẹp, bạn cần chọn những củ lành lặn, không sâu bệnh và trước khi trồng lưu ý phải làm sạch rễ. Nên trồng với mật độ 20cm x 20cm và trồng sâu 2 - 3cm dưới mặt đất.
Cách trồng hoa huệ từ củ giống (Nguồn: Internet)
Nhiệt độ trồng cây hoa huệ
Hoa huệ là loại cây rất ưa nắng, nắng càng nhiều thì cho ra hoa càng đẹp. Do đó bạn nên trồng huệ ở ngoài trời, những nơi thông thoáng, có ánh nắng chiếu trực tiếp.
Cây hoa huệ sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 18 - 34 độ C. Vào mùa đông, bạn cần chú ý che chắn và giữ nhiệt cho cây, nếu chịu lạnh quá lâu có thể cây sẽ bị chết.
Chọn đất và kỹ thuật trồng cây
Hoa huệ có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên nên trồng ở đất có khả năng thoát nước tốt.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tự trộn đất với phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân gà, vỏ trấu, xơ dừa, than mùn, bùn hữu cơ, … Trước khi trồng, nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày để loại bỏ các mầm bệnh có trong đất.
Để có thể thu hoạch được những bông huệ đẹp, bạn nên trồng sâu dưới đất, cách mặt đất 2 - 3 cm, nhưng có nhược điểm là cây sẽ lâu ra hoa. Còn nếu trồng nông gần mặt đất thì cây sẽ cho ra hoa sớm hơn nhưng năng suất không cao. Do đó bạn cần cân nhắc thời gian để trồng củ và thu hoạch phù hợp.
Những lưu ý khi trồng cây hoa huệ
- Huệ sau khi trồng một thời gian thường dễ bị nhện đỏ hoặc rệp sáp tấn công. Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể xử lý bằng một số loại thuốc như: Kelthane 20EC, Comite 70EC hoặc Basudin 10 H,...
- Vào mùa mưa, cây dễ bị úng lá, thối củ. Để phòng bệnh bạn có thể dùng Anvil 5SC hoặc Topsin 70WP phun cho cây.
Cách chăm sóc hoa huệ
Tưới nước: Tưới nước đều đặn cho cây 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và chiều mát. Đến mùa mưa thì chú ý thoát nước để tránh cây bị ngập úng.
Bón phân: Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế hoặc phân NPK pha loãng. Sau đó bón định kỳ khoảng 20 - 25 ngày 1 đợt.
Lưu ý phải thường xuyên làm cỏ kết hợp với vun xới cho cây.
Cách chăm sóc hoa huệ (Nguồn: Internet)
Huệ là một loài hoa đẹp và có giá trị kinh tế cao, hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu thêm về loài hoa này. Ngoài ra bạn có thể tìm đọc thêm về những loài cây cảnh khác theo link bên dưới.