Xương rồng là biểu tượng cho sự rắn rỏi và bền bỉ, vì thế có rất nhiều người lựa chọn giống cây này để trang trí cho không gian của nhà. Tuy nhiên cách trồng xương rồng thế nào để cây luôn tươi tốt và khỏe mạnh thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những kỹ thuật trồng cây xương rồng. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Ý nghĩa của cây xương rồng là gì?
Xương rồng có họ là Cactaceae, sở hữu từ 25 đến 220 chi, khoảng từ 1.500 đến 1.800 loài. Giống cây này có nguồn gốc xuất xứ từ châu Mỹ. Loài cây này phát triển nhiều nhất ở những vùng sa mạc, cũng có một số cây sống trong rừng nhiệt đới nhưng chúng không phổ biến.
Cây có đặc điểm khá độc đáo với thân mọng nước và có gai nhọn. Nhờ thế bạn không cần phải chăm bón quá kỹ lưỡng cây vẫn có thể sinh trường tốt. Trong đó, chỉ một số ít cây là có hoa và những loại này thường được ưa chuộng hơn nên được trồng rất phổ biến.
Xét về phong thủy thì giống cây này mang trong mình những sức mạnh vô cùng đặc biệt. Thân của cây hướng lên trên nên cây được ví như xương của một con rồng. Vì lẽ đó mà người ta tin rằng loài cây này có khả năng hóa hung cao. Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ nên trồng một cây xương rồng lớn trước cửa để xua đuổi tà ma và những năng lượng xấu.
Xương rồng thân mọng nước và có gai nhọn (Ảnh: Joy)
Những điều thú vị về cây xương rồng
Nhờ mang trong mình ý nghĩa tốt lành nên cây xương rồng thường được trồng ở trong khuôn viên nhà hay các cơ quan, xí nghiệp. Không chỉ đem lại sinh khí tốt lành cây còn mang tới nhiều may mắn và tài lộc.
Tuy nhiên, bạn không nên bài trí xương rồng trong nhà. Bởi cây mang gai nhọn có thể làm hại đến con người, đồng thời mang hàm ý chỉ sự mâu thuẫn, lục đục. Ngược lại, nếu trồng thành tiểu cảnh thì vô cùng hợp lý. Xương rồng nếu được chăm sóc tốt sẽ có tuổi thọ lên tới 300 năm.
Cây xương rồng đem lại sinh khí tốt lành
Cách trồng xương rồng
Xương rồng rất dễ trồng bởi chúng có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Bạn có thể trồng bằng cách gieo hạt, chiết cây con… đều được. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp những cây xương rồng con với đa dạng mẫu mã. Bạn có thể lựa chọn theo ý thích của mình.
Kỹ thuật trồng xương rồng khá đơn giản
Nhiệt độ trồng cây xương rồng
Trong tự nhiên, cây xương rồng thuộc dạng mọng nước nên có thể tồn tại và chịu đựng được nhiệt độ rất cao ở bất cứ môi trường nào, tầm 10°C - 50°C. Tuy nhiên để cây phát triển hoàn hảo thì bạn nên duy trì nhiệt độ từ 15°C - 28°C. Nhiệt độ quá cao, ánh sáng nắng gắt có thể làm cho cây trở nên yếu hơn. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng để phát triển khỏe mạnh.
Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Đất trồng
Trong quá trình trồng cây bạn phải chú ý bổ sung cho đất trồng lượng nước vừa đủ. Ít nước sẽ khiến cây thiếu dinh dưỡng và nhanh chết, còn quá nhiều nước thì khả năng bị thối hạt là rất cao. Chính vì thế bạn nên đặc biệt chú ý đến vấn đề này.
Thêm nữa, nguồn gốc giống cây này là ở Châu Mỹ, nơi có sa mạc nên cây không thể sống ở trong nước. Ngược lại, xương rồng có khả năng chịu được thời tiết khô hạn rất tốt.
Kỹ thuật trồng
Bước 1: Thời kỳ ban đầu khi trồng cây bạn cần phải rất cẩn trọng và tỉ mẩn. Sau khi gieo, hạt nảy mầm rất chậm. Trong quá trình này bạn nên che cây bằng màng thực phẩm để cây không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài.
Bước 2: Khi thấy những gai nhỏ thì bạn nên bỏ màng thực phẩm đi. Lúc này cây trong giai đoạn phát triển nên bạn cần cho nước thường xuyên để cung cấp độ ẩm cũng như dinh dưỡng cho xương rồng.
Bước 3: Sau khi cây đã phát triển thì bạn tách cây nhỏ ra chậu. Khi đã tách xong bạn cần để cây ở nơi thoáng mát với ánh sáng vừa đủ.
Bước 4: Chờ tới khi cây được 3 tuần, rễ mọc nhiều và bám chắc thì bạn có thể mang cây ra chỗ nhiều nắng. Trên thực tế, so với những cây khác thì cách trồng xương rồng đơn giản hơn rất nhiều.
Nguồn gốc giống cây này là ở Châu Mỹ
Nhưng lưu ý khi trồng cây xương rồng
Mặc dù cách trồng xương rồng và chăm sóc rất dễ nhưng bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau để cây phát triển khỏe mạnh và trở nên tươi đẹp:
- Đất trồng phải luôn tơi xốp và thoáng
- Không nên để cây ở trong tình trạng nhập úng quá lâu
- Chỉ cung cấp cho cây ánh sáng vừa phải
- Không cần tưới nước quá thường xuyên
Cách chăm sóc xương rồng
Đối với từng giai đoạn khác nhau thì bạn nên bón cho cây những loại phân khác nhau. Cụ thể như sau:
-
Giai đoạn cây con: NPK 16-16-8, 20-20-20
-
Giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30, 20-30-20
-
Giai đoạn ra hoa: NPK 6-30-30
-
Kích thích ra hoa: NPK 10-60-10
Để cây phát triển tốt bạn nên thường xuyên sử dụng phân NPK 18-19-30. Nếu muốn xương rồng nở hoa thì nên lựa chọn bón NPK 10-60-10. Bạn không cần bón phân quá thường xuyên mà một tuần bạn có thể bón 1 đến 2 lần.
Bạn nên thường xuyên sử dụng phân bón cho cây
Nhìn chung, cách trồng xương rồng không hề khó mà trái lại là rất đơn giản. Chỉ cần bạn lưu ý đến những điểm trên thì cây sẽ phát triển khỏe mạnh và sinh trưởng rất tốt. Và nếu bạn muốn biết thêm về cách trồng những loài cây khác hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi nhé!
Nguồn tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_X%C6%B0%C6%A1ng_r%E1%BB%93ng
Nguồn ảnh: Internet