Đăng nhập

Bài 1: Người lao động “ăn non” BHXH

(VOH) - Năm 2010, cả nước có gần 700.000 đối tượng nhận trợ cấp BHXH một lần, tăng khoảng 26,5% so với năm 2009. Điều này có nghĩa người lao động còn sức khỏe đang lấy tiền bảo hiểm hưu trí để tiêu dùng. Một đại diện cơ quan BHXH cảnh báo: “Việc người lao động đổ xô nhận trợ cấp BHXH một lần đã làm mất đi ý nghĩa xã hội của quỹ và làm ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn nguồn quỹ. Về phía người lao động, họ đã tự đánh mất quyền lợi về lâu dài của mình... và sẽ trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội".

Thế nhưng, không phải người lao động nào cũng hiểu được điều đó, thậm chí có người hiểu nhưng vì “cái lợi” trước mắt là có được một khoản tiền để lo cho cuộc sống, họ “phớt lờ” đi tương lai lúc về già của mình. Cô Nguyễn Minh Trinh ở Thủ Đức, từng là giáo viên, nay đã nghỉ hưu non vì mất sức lao động, quyết định làm hồ sơ xin nhận lương hưu một lần. Theo cô thì:
 

 


Theo thống kê của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH), tổng số tiền chi cho chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2010 là hơn 544 tỷ đồng, trong đó chi trên 540 tỷ đồng cho trợ cấp thất nghiệp, còn lại chi cho hỗ trợ học nghề và tư vấn giới thiệu việc làm. Theo đó, bình quân mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là hơn 1,2 triệu đồng/tháng. Điều đáng nói ở đây là tỷ lệ độ tuổi người đến đăng ký thất nghiệp hàng tháng đều trong diện “dồi dào” sức khỏe. Cụ thể 62% từ 25-40 tuổi, 24% là những người dưới 24 tuổi. Tiếp đó, 2 tháng đầu năm 2011, trên cả nước tiếp tục có trên 200.000 người đăng ký thất nghiệp. Riêng TP.HCM, trong quý I/2011 số người đến đăng ký BHTN tăng đột biến với gần 23.000 người (tăng hơn 200% so với quý I/2010).
 

 

 

 
“Trong 4 tháng đầu năm 2011, số người đăng kí thất nghiệp bằng cả năm 2010” (ảnh: NLĐ)

Trước thực tế người lao động đăng ký thất nghiệp liên tục tăng, lý giải của các nhà quản lý lao động rằng, do nhận thức của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động còn hạn chế. Bởi không riêng gì TP. HCM mà hiện nhiều tỉnh thành khác, tình trạng thiếu lao động đang ở mức báo động đỏ. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất lớn. Thế nhưng, số người đến trung tâm giới thiệu việc làm đăng ký thất nghiệp lại tăng cao. Đây là cơ sở cho thấy xuất hiện làn sóng thất nghiệp ảo. Ông Bùi Hữu Phong - Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương than “Trong 4 tháng đầu năm 2011, số người đăng kí thất nghiệp bằng cả năm 2010”:
 

 


Thậm chí, theo nhận định của các chuyên gia, hiện tượng người lao động và người sử dụng lao động bắt tay để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng là điều đáng lo ngại.

Không chỉ có quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đang bị “lạm dụng” mà quỹ hưu trí, tử tuất cũng đang như “cá nằm trên thớt” do người lao động vô tư “ăn non”. Vậy nên, theo bà Trần Thị Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ - TB-XH, việc cho phép người lao động có dưới 20 năm đóng BHXH nhận trợ cấp 1 lần là chưa đảm bảo khuyến khích họ tham gia BHXH tự nguyện và chưa phù hợp với mục tiêu nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Ông Đỗ Quang Khánh - Phó Giám đốc BHXH TP. HCM cho rằng:

 

 

 

 


Một vấn đề khó nữa là, hiện phần lớn lao động tại TPHCM chủ yếu là lao động nhập cư, làm việc ở các ngành giày da, dệt may... Đây là những ngành nghề nặng nhọc, tuổi nghề của người lao động không dài nên việc tham gia BHXH để chờ đến tuổi hưu là rất khó khăn. Theo khảo sát của các cơ quan chức năng, người lao động (đa phần là nữ) rất khó có đủ sức khỏe để làm việc trên 10 năm. Sau khi làm việc trong ngành này, người lao động khó tìm được việc làm khác để tiếp tục tham gia BHXH cho đến tuổi hưu. Mặt khác, sau một thời gian làm việc tại TPHCM, họ trở về quê để lập gia đình, tìm việc khác nên không “mặn mòi” với việc theo đuổi BHXH để hưởng hưu. Ông Cao Văn Sang - Giám đốc BHXH TP. HCM cho rằng:

 

 

 

 

 

 


Bên cạnh tình trạng nợ bảo hiểm, né tránh đóng bảo hiểm xã hội, thì việc rất nhiều người lao động hiện cũng thờ ơ với quyền lợi của mình, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà thỏa thuận trái luật với người sử dụng lao động để không tham gia BHXH hoặc tranh thủ “ăn” ngay chế độ khi có thể. Hậu quả, khi ốm đau, tai nạn lao động họ không được trợ cấp từ BHXH, nên phải đối diện với nguy cơ đói nghèo, trở thành gánh nặng cho xã hội, ảnh hưởng đến an sinh xã hội nói chung.

 

 

 

 

 

 

Bình luận