Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bình đẳng giới trong tuyển dụng và sử dụng lao động nữ tại doanh nghiệp

(VOH) - Trong khuôn khổ của dự án: “Thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ Luật Lao động”, Viện Nghiên cứu kinh tế và Môi trường (iSEE) tổ chức khảo sát và lấy ý kiến DN, người lao động khu vực phía nam.

Những nội dung được khảo sát là vấn đề lao động nữ trong tuyển dụng và sử dụng lao động tại doanh nghiệp, bình đẳng giới trong trả công, tăng tuổi nghỉ hưu, cơ chế tiền lương… Đặc biệt là những đề xuất trong vấn đề tại môi trường làm việc an toàn, bình đẳng, thân thiện và thực hiện tốt các phúc lợi cho người lao động.

Qua khảo sát tại Công ty TNHH Xây dựng thương mại Đại Dũng, ông Trịnh Mạnh Hùng, đại diện Ban Giám đốc công ty cho biết, công ty hiện có 3.000 công nhân làm việc. Do đặc thù là ngành nghề cơ khí chế tạo, nặng nhọc nên hơn 85% lao động là nam giới, tỷ lệ lao động nữ rất ít, chủ yếu làm việc văn phòng và giám sát, vệ sinh. Độ tuổi lao động trung bình 35 tuổi, chưa có công nhân đến tuổi nghỉ hưu. Hiện công ty có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động nhưng sẽ tuyển dụng theo tính chất công việc và sẽ không có sự giới hạn lao động nam hoặc nữ. Riêng đối với lao động nữ, công ty ưu tiên và có thêm nhiều chính sách chăm lo tốt hơn, nhất là trong chăm lo về thai sản: Đặc thù lao động nữ chúng tôi còn quan tâm hơn. Quan tâm hơn ở chỗ nếu 1 chị nữ nghỉ thai sản nhưng mức lương thực tế đang hưởng là 10 triệu thì chênh lệch giữa 5 triệu đó chúng tôi sẽ bù cho các chị. Thì như vậy, hàng tháng chúng tôi sẽ bù thêm cho các chị 75% nữa so với lương thực lãnh. Và như vậy trong những tháng thai sản các chị nữ này sẽ nhận được thêm 85% so với lương thực tế.

Đại diện Công ty Manpower cho biết, lao động nữ tại công ty luôn được đánh giá rất cao. Trong Công ty Manpower, 42% lãnh đạo là nữ. Việc bổ nhiệm lãnh đạo tùy vào năng lực chứ không xét giới tính, dân tộc, quốc gia. Quy trình bổ nhiệm tuyển dụng, yếu tố giới tính bị loại bỏ tiêu chí xét tuyển để có quy trình tuyển dụng khách quan. Và trong quá trình làm việc với các đối tác về tuyển dụng lao động, công ty luôn khuyến cáo doanh nghiệp nếu phân loại lựa chọn yếu tố giới trong tuyển dụng sẽ hạn chế việc tuyển chọn người có năng lực phù hợp cũng như giới hạn về cơ hội về việc làm của người lao động. 

Ông Nguyễn Xuân Sơn-Trưởng Phòng Quản lý khách hàng chiến lược dịch vụ khoán việc và Cho thuê lại lao động cho biết: 17 năm  liên tiếp công ty đạt được tiêu chuẩn có giá trị đạo đức rất cao cho nên việc bình đẳng giới đối với Mampower rất là quan trọng. Mampower tuyển dụng người hay bổ nhiệm một ai đó vào vị trí lãnh đạo đều xét đến vấn đề năng lực chứ không xét về giới tính hay quốc tịch, quốc gia. Khi bổ nhiệm thì có một quy trình rất rõ ràng, Manpower không đặt vấn đề nam hay nữ, yếu tố về giới tính được loại bỏ khỏi quy trình tuyển dụng của Mampower.

Tại Việt Nam hiện có 52 triệu nữ giới, 47% trong số đó đang trong độ tuổi lao động. Những ngành nghề sử dụng nhiều lao động nữ là may mặc, dịch vụ, giày da… Ngành sử dụng lao động nam nhiều là công nghiệp nặng, chế tạo, cơ khí… Do đó, việc quy định độ tuổi về hưu nên tính đến đặc thù nghề nghiệp. Theo Luật sư Nguyễn Giang Nam, nghỉ hưu của người lao động ở Việt Nam hiện nay được quy định tại Điều 187 Bộ Luật lao động 2012, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Ngoài ra, Chính phủ còn quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn nhưng không quá 05 tuổi, tuổi nghỉ hưu thấp hơn từ 1 đến 5 tuổi tuổi đối với một số nhóm đối tượng. Trong điều kiện làm việc bình thường tuổi nghỉ hưu đối với nam là đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thực tế tuổi nghỉ hưu thấp hơn rất nhiều. 

Bình đẳng giới, tuyển dụng, sử dụng lao động nữ,  doanh nghiệp

Các đại biểu chia sẻ ý kiến về vấn đề bình đẳng giới

Tại một số quốc gia trong khu vực, theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì Trung Quốc cũng đang đề xuất tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ là 60 tuổi; Nhật Bản đang thực hiện tuổi nghỉ hưu cho nam là 69 tuổi, nữ là 67 tuổi; Hàn Quốc đang thực hiện tuổi nghỉ hưu cho cả nam và nữ là 60 tuổi; Việt Nam đang đề xuất là nam nghỉ hưu khi 62 tuổi, nữ là 58 tuổi. Nhìn từ thực tế cho thấy các nước đang áp dụng tuổi nghỉ hưu không giống nhau, chính vì vậy không có chuẩn mực chính xác nào cho tuổi nghỉ hưu. Các nhà làm luật các nước khi làm luật thì họ thường dựa vào tình hình thực tế của chính đất nước của họ để xây dựng lên tuổi nghỉ hưu cho phù hợp với tình hình thực tế, cũng như điều kiện kinh tế, và nguồn lao động. Luật sư Nguyễn Giang Nam cho rằng: Ví dụ hết tuổi nghỉ hưu rồi vẫn được phép làm việc tiếp nữa hay không thì luật cũng không cấm điều đó. Người sử dụng lao động và người lao động vẫn có quyền tiếp tục ký kết hợp đồng lao động để làm việc. Đó là một quá trình. Tôi nghĩ rằng mọi người đều mong muốn được tiếp tục làm việc phu hợp với điều kiện sức khỏe nào đó. Và trào lưu làm việc đến độ tuổi 60 là phù hợp.

Bình đẳng giới, tuyển dụng, sử dụng lao động nữ,  doanh nghiệp

Các đại biểu chia sẻ ý kiến về vấn đề bình đẳng giới.

 

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, tuổi nghỉ hưu bình quân năm 2012 chỉ là 54,17 tuổi, trong đó tuổi nghỉ của nam là 55,61 tuổi, thấp hơn gần 4,4 tuổi và nữ là 52,56 tuổi, thấp hơn 2,44 tuổi.  Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội bình quân của nam là 28 năm, của nữ là 23 năm, tỷ lệ nghỉ hưu đúng tuổi đủ 60 đối với nam, đủ 55 đối với nữ chiếm khoảng 40,5%; số người nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định chiếm tỷ lệ cao trên 50%.

Trong khuôn khổ của dự án ”Thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động”, ngày 5/3, iSEE tổ chức khảo sát và lấy ý kiến doanh nghiệp, người lao động khu vực phía Nam. Những nội dung được khảo sát là vấn đề lao động nữ trong tuyển dụng và sử dụng lao động tại doanh nghiệp, bình đẳng giới trong trả công, tăng tuổi nghỉ hưu, cơ chế tiền lương…Đặc biệt là những đề xuất trong vấn đề tại môi trường làm việc an toàn, bình đẳng, thân thiện và thực hiện tốt các phúc lợi cho người lao động. 

Bình luận