Đó là những tâm tình rất thật và rất tội nghiệp của một cô bé mới sấp xỉ 15 tuổi với chúng tôi. Và đó cũng là mong muốn của biết bao đứa trẻ phải ngày ngày hứng chịu những trận đòn roi của người lớn. Phải chăng tình trạng trẻ hư đã trầm trọng đến mức nhiều người nôn nóng muốn quay về biện pháp "vũ lực"? Chị Nguyễn Thị Tâm- nhà ở Q Bình Thạnh, đang có 2 đứa con ở tuổi ăn, tuổi học chia sẻ:
Chúng ta đều đồng ý với nhau rằng, bố mẹ, thầy cô cần có "uy" để giáo dục con trẻ. Thế nhưng, sử dụng cái “Uy” đó như thế nào mới là điều đáng phải lưu tâm, vì suy cho cùng đứa con, cũng như mọi người bình thường khác, đều có xu hướng tự do, luôn phản ứng tức thời với sự áp đặt. Nếu dùng vũ lực với trẻ chỉ có thể làm cho chúng phải kìm nén hoặc che giấu sự phản ứng hay nổi loạn dưới cái vỏ phục tùng mà thôi. Nhân cách của trẻ luôn tự hình thành qua rất nhiều mối quan hệ, tất nhiên trong đó quan trọng nhất là tiếp nhận sự giáo dục của bố mẹ và thầy cô giáo. Vậy thì roi vọt có vai trò gì ở đây? Làm sao chúng lại có thể giúp trẻ hoàn thiện nhân cách? Bà Lê Minh Nga-Giám đốc Trung Tâm tư vấn tâm lý tình yêu hôn nhân gia đình cho rằng:
Nhiều người không phủ nhận: Đánh đập con có thể làm chúng sợ, buộc chúng biết vâng lời, biết ngoan ngoãn, lễ phép. Nhưng "sợ, vâng lời và ngoan ngoãn" trong gia đình cũng như ngoài xã hội luôn có hai mặt, mặt này làm cha mẹ, thầy giáo hoặc các nhà quản lý yên tâm, nhưng mặt khác lại có xu hướng triệt tiêu nhân cách, tài năng và sự sáng tạo. Nguy hiểm hơn, những gì buộc phải che giấu vì sợ hãi trong tình trạng mất tự do sẽ bùng phát khi có dịp với hậu quả không thể lường trước được. Chắc hẳn mọi người chưa quên những Clip đánh nhau đầy bạo lực của các học sinh trung học được tung lên mạng gần đây, người ta nói nhiều đến nhân cách và đạo đức của các em đang bị xuống cấp, hoặc thế này thế kia, nhưng có mấy ai bình tâm xem lại chính mình có phải là nguyên nhân đẩy bọn trẻ đến những tình trạng như vậy hay không?. Cách đây không lâu nhiều học sinh khối 7, của một trường THCS đã lần lượt dùng cách uống thuốc có tác dụng gây buồn ngủ, chóng mặt, để đối phó với giờ trả bài của các một số giáo viên. Các em phản ánh, giáo viên đã dùng roi, cây, thậm chí tát vào mặt để răn đe việc học sinh không thuộc bài và làm bài tập về nhà. Vậy thì kết quả cuối cùng mà thầy cô giáo nhận được trong cách giáo dục học sinh là gì. Một giáo viên trăn trở:
Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Nhi Khoa Mỹ, sự phát triển ở những trẻ em thường bị đánh vào mông sẽ kém hơn những trẻ em không hay bị bố mẹ cho ăn đòn. Cụ thể, những đứa trẻ hay bị bố mẹ cho ăn đòn vào mông thường có các biểu hiện dễ cáu gắt, nhất là từ 5 tuổi trở lên. Nguy hiểm hơn, một số trẻ thường đánh nhau với bạn, đe dọa các bạn khác, thậm chí phá phách đồ đạc. Ngược lại, phần lớn những đứa trẻ được bố mẹ khuyên bảo bằng lời lẽ, sự dịu dàng... có tính cách hiền hòa và ngoan ngoãn hơn. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng đánh vào mông sẽ làm cho trẻ sợ mà lại không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như đánh vào đầu, vào mặt... Tuy nhiên, trên thực tế, đã có những trường hợp, cha mẹ càng đánh, con cái càng lì thêm. Nguy hại hơn, có nhiều trẻ mang trong đầu tư tưởng: làm sai chịu một trận đòn là hết chuyện. Và như thế, cha mẹ sẽ hoàn toàn bất lực trong việc giáo dục con cái. Một em học sinh cá biệt của một trường THPT trong Thành phố đã không ngần ngại nói với chúng tôi:
Ngày nay, chúng ta đang hướng tới những gì tốt đẹp nhất, văn minh nhất, sống hiện đại nhưng vẫn giữ những truyền thống và giá trị đạo đức tốt đẹp để hoàn thiện mình. Trong đó có những hành vi chứ không phải là roi vọt của người lớn làm trẻ nên người. Trẻ con không làm theo sự chỉ dẫn của cái roi mà tự điều chỉnh lời ăn tiếng nói, việc làm theo cha mẹ và thầy giáo. Khi trẻ không biết vâng lời và có biểu hiện trở chứng hư hỏng, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ hãy tự vấn xem mình đã và đang là người thế nào? Giỏ nhà ai quai nhà nấy không chỉ là sự giống nhau về thể xác mà quan trọng hơn là về mặt tinh thần, trong đó có đạo đức.