Đăng nhập

Điều kiện đăng ký thường trú cho người Việt Nam ở nước ngoài?

00:00
00:00
00:00
TPHCM - Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí TPHCM và Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) tổ chức toạ đàm về một số quy định pháp luật hiện hành cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Tại tọa đàm, người Việt Nam ở nước ngoài được hướng dẫn chi tiết cũng như giải đáp thắc mắc về các bước hỗ trợ thực hiện thủ tục cấp căn cước, cư trú và các vấn đề pháp lý liên quan đến công tác tư pháp - hộ tịch...

Chính sách pháp luật ngày càng cởi mở cho người Việt Nam ở nước ngoài

Phát biểu tại tọa đàm, ông Lê Văn Thu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM, chia sẻ từ năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhấn mạnh rằng cộng đồng kiều bào không thể tách rời khỏi đất nước, đồng thời là nguồn lực quý giá và cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Sau hơn 10 năm, Bộ Chính trị tiếp tục phát triển các chủ trương chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có Chỉ thị 45/2015 và Kết luận 12/2021.

Ông Thu khẳng định rằng trong suốt 20 năm qua, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng mở rộng và thông thoáng, tạo điều kiện cho kiều bào không chỉ trở về quê hương đóng góp mà còn có thể sinh sống, làm việc và phát triển lâu dài.

8G9A9629Xem toàn màn hình
Tọa đàm giải đáp một số quy định pháp luật hiện hành cho người Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh: TTBC

Điều kiện đăng ký thường trú cho người Việt Nam ở nước ngoài

Một trong những câu hỏi được nhiều người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm là về điều kiện đăng ký thường trú tại Việt Nam.

Trung tá Nguyễn Thành Phương (Phòng PC06, Công an TPHCM) giải đáp: Khi kiều bào muốn trở về Việt Nam và đăng ký cư trú hay cấp căn cước, điều kiện tiên quyết là họ phải còn quốc tịch Việt Nam. Nếu không còn quốc tịch Việt Nam, họ sẽ được coi là người nước ngoài và sẽ phải thực hiện các thủ tục theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người Việt Nam ở nước ngoài.

Đối với kiều bào còn quốc tịch Việt Nam, Trung tá Phương cho biết họ sẽ được áp dụng các quy định đối với công dân Việt Nam.

Khi nhập cảnh, họ phải đảm bảo có chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật Cư trú, trong đó quy định các loại hình chỗ ở hợp pháp bao gồm: nhà ở thuộc sở hữu của công dân Việt Nam, nhà ở thuộc sở hữu của người khác, nhà thuê, mượn, ở nhờ với sự đồng ý của chủ sở hữu, và một số trường hợp đặc biệt khác như cơ sở tôn giáo, cơ sở xã hội hay tàu thuyền.

8G9A9563
Trung tá Nguyễn Thành Phương (phòng PC06, Công an TPHCM) giải đáp thắc mắc cho người Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh: TTBC

Giải quyết cư trú qua dịch vụ công trực tuyến

Một trong những cải tiến quan trọng được Trung tá Nguyễn Thành Phương chia sẻ là việc triển khai giải quyết đăng ký cư trú trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công.

Người Việt Nam ở nước ngoài có thể nộp hồ sơ đăng ký cư trú từ nước ngoài trước khi về Việt Nam, và khi về nước chỉ cần nhận kết quả mà không cần thực hiện lại các thủ tục hành chính tại Việt Nam.

Điều này giúp giảm thiểu thời gian và công sức cho kiều bào, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong các thủ tục hành chính.

Tại sự kiện, Trung tâm Báo chí TPHCM và Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU). H2ai bên đồng thuận về hợp tác thúc đẩy vai trò của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong việc kết nối, xúc tiến giao thương, đầu tư, trao đổi văn hóa và ngoại giao nhân nhân giữa Việt Nam và các nước.
Bình luận