Theo báo cáo tổng kết, TP. HCM hiện có hơn 10 nghìn người tái hòa nhập cộng đồng thuộc diện quản lý tại phường xã, thị trấn. Trong đó, hơn 90% đối tượng có thời gian tái hòa nhập cộng đồng từ đủ 24 tháng trở lên. Trong 5 năm (2005-2010), số người có việc làm chiếm tỉ lệ 70,2%, phần lớn là lao động tự do. Thu nhập bình quân từ 800 nghìn đến 2 triệu đồng/tháng. Một số người tái hoà nhập cộng đồng phấn đấu trở thành chủ cửa hàng, cơ sở kinh doanh… với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng. Để giúp những người tái hoà nhập cộng đồng có nơi sinh họat lành mạnh, chống tái nghiện, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã thành lập 280 câu lạc bộ, nhóm bạn đi vào họat động, thu hút 4 nghìn người tham gia. Tuy vậy, đến nay vẫn có 21% đối tượng tái nghiện; hơn 700 trường hợp vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự. Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Chi Cục trưởng chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP. HCM khẳng định:
Chính vì lẽ đó mà 40 tấm gương tiêu biểu được tuyên dương tại hội nghị lần này đã thực sự làm cho những người nghe xúc động về những câu chuyện, những tâm sự rất đời thường của họ khi vật lộn với chính mình để trở lại với ánh sáng của cuộc đời. Đó là anh Nguyễn Thành Tuấn, sinh năm 1976; từng là một con nghiện có tiếng tại quận 10, không chỉ nghiện hút, anh tham gia các vụ cướp giật, đánh nhau…vậy mà giờ đây, anh là một trong những thành viên tích cực nhất của chương trình tái hòa nhập của Ủy ban phòng chống AIDS, đồng thời là một giáo dục viên đồng đẳng của khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận. Một quá khứ lầm lạc, sa ngã vẫn còn in sâu trong tâm trí chàng thanh niên này. Nhưng theo anh thì “nhớ không phải để buồn chán mà nhớ để tự nhủ mình phải phấn đấu vượt qua và chiến thắng lỗi lầm đó. Còn đối với chị Lê Thị Bích, hiện là nhân viên đồng đẳng sau cai của quận Bình Thạnh thì cuộc đời còn cay đắng hơn nhiều, sau bao năm chìm ngập trong ma túy, giờ đây chị đang mang trong người căn bệnh AISD. Đã có lúc chị muốn buông xuôi tất cả, nhưng nhìn người mẹ già trên 70 tuổi và những người ngoài xã hội khác bao dung, níu kéo. Chị đã vượt qua mặc cảm và có được một gia đình hạnh phúc, một công việc tương đối ổn định và ý nghĩa. Chị tâm sự:
Còn biết bao hoàn cảnh tại Hội nghị lần này mà chúng tôi không thể kể ra đây, không ai giống ai, nhưng trên hết họ có một điểm chung đó chính là sự lựa chọn con đường để trở lại với cuộc đời. Và quan trọng hơn, họ đang tham gia vào những công việc có ích khác trong xã hội để nhằm níu kéo nhiều hơn nữa những người từng có quá khứ lầm lỗi như mình trở về, trước khi quá muộn.