Theo nghiên cứu của Viện 5 Gyres (Mỹ) vừa công bố, vào năm 2019, có khoảng 171.000 tỷ hạt vi nhựa trôi nổi trong lòng đại dương.
Dự báo vào năm 2040, lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm đại dương có thể tăng gấp 2,6 lần nếu không áp dụng các chính sách toàn cầu, có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu ô nhiễm nhựa bề mặt từ 11.777 trạm giám sát trên đại dương ở 6 vùng biển lớn trong giai đoạn 1979-2019.
Marcus Eriksen, đồng sáng lập của 5 Gyres, cho biết, nhóm nhận thấy một xu hướng đáng báo động là hạt vi nhựa gia tăng theo cấp số nhân trong các đại dương trên toàn cầu kể từ những năm đầu của thiên niên kỷ này.
Xem thêm: Fed cảnh báo nâng mạnh lãi suất, chứng khoán Á, Âu đều giảm.
Hạt vi nhựa đặc biệt gây nguy hiểm cho các đại dương, không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước mà còn phá hủy nội tạng các động vật biển khi chúng vô tình nuốt phải.
Các chuyên gia cho rằng nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tình trạng ô nhiễm nhựa trong các đại dương chưa được đánh giá đúng mức.