Chờ...

Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật giám định tư pháp

(VOH) - Sáng nay 29/5, Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận Dự thảo Luật giám định Tư pháp. Ông Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy Ban Tư pháp trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật giám định Tư pháp.
Toàn cảnh hội trường.

Các đại biểu thống nhất cho rằng, hoạt động giám định tư pháp đang gặp nhiều bất hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả tố tụng. Do vậy việc xây dựng ban hành Luật giám định Tư pháp để đáp ứng nhu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm là cần thiết. Vấn đề được quan tâm nhiều nhất là ở các tỉnh/TP nên giữ nguyên như hiện nay, tức là ngành công an và ngành y tế đều có cơ quan giám định hay chuyển giao hẳn cho ngành y tế.

Một số ý kiến cho rằng, giám định pháp y là hoạt động chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực y học. Giám định viên pháp y ngành công an ở các tỉnh chưa thể thực hiện các giám định phức tạp như: giám định gen, AND hay giám định tuổi mà mới chỉ dừng lại ở việc lấy mẫu chuyển giao cho các cơ quan trung ương hay các trung tâm y tế lớn. Và lại để giám định chính xác ngoài chuyên môn rất cần sự hỗ trợ của trang thiết bị. Cho nên nếu tập trung vào một mối sẽ có cơ hội đầu tư chuyên sâu hơn. Đại biểu Nguyễn Thu Anh, đoàn Lâm Đồng nêu ý kiến:

 

Hơn nữa giám định pháp y là hoạt động độc lập, trong khi đó hoạt động điều tra do ngành công an đảm nhiệm nếu giám định pháp y cũng do ngành công an tiến hành thì dư luận sẽ đặc câu hỏi về tính khách quan?

Đại biểu Huỳnh Thế Kỷ, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại đại hội.

Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Thế Kỳ, đoàn Ninh Thuận cho rằng, nên giữ lại như hiện nay, đồng thời kiện toàn theo hướng chính quy hiện đại hơn. Theo ông Kỳ, các giám định viên pháp y ngành công an đều do các giám định viên chuyên ngành đảm bảo và được cung cấp đầy đủ về vật chất kỹ thuật nên hoạt động tốt. Thực tế cho thấy, ở các tỉnh không có lực lượng giám định pháp y thì hoạt động này gặp nhiều khó khăn không đáp ứng yêu cầu công tác. Trong các trường hợp đó cơ quan tố tụng phải bảo vệ hiện trường, có khi cả ngày để chờ chuyên gia giám định pháp y của ngành y tế có mặt. Vì vậy cần duy trì tổ chức giám định pháp y của ngành công an như hiện nay. Đại biểu Huỳnh Thế Kỳ kiến nghị:

 

Rất nhiều đại biểu Quốc hội cũng đồng tình với quan điểm này. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng kiến nghị ban soạn thảo luật, bổ sung quy định mở rộng quyền tự yêu cầu giám định pháp y của người dân. Theo Dự thảo luật chỉ có đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính mới có quyền tự yêu cầu giám định. Quy định như vậy là chưa thỏa đáng. Đại biểu Huỳnh Nghĩa, đoàn Đà Nẵng cho rằng, các đương sự ở các vụ việc thương mại, lao động và hình sự đều có quyền tự yêu cầu giám định pháp y. Đại biểu Huỳnh Nghĩa kiến nghị:

 
Đại biểu Nguyễn Đức Chung phát biểu tại kỳ họp.

Các đại biểu cũng tán thành việc cho phép thành lập các tổ chức giám định pháp y ngoài công lập nhằm từng bước xã hội hóa công tác này. Mặc dù vậy nhiều đại biểu cho rằng, theo như dự thảo thì đối tượng được giám định của các tổ chức này quá rộng. Đại biểu Nguyễn Đức Chung, đoàn Hà Nội cho rằng, luật cần nghiên cứu chỉ cho phép tổ chức ngoài công lập được giám định một số lĩnh vực như: môi trường, âm thanh, kinh tế, kỹ thuật. Đại biểu Chung nói:

 

Cùng quan điểm này đại biểu Nguyễn Thái Học, đoàn Phú Yên cho rằng, quy định cho phép tổ chức tư giám định cổ vật, di vật nên được cân nhắc lại. Ông nói:

 

Chiều nay 29/5, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường thảo luận dự thảo luật phổ biến giáo dục pháp luật.

VOH Online mời bạn đọc nghe lại toàn bộ nội dung bài viết: