Tiêu điểm: Nhân Humanity

Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia BHXH và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

HÀ NỘI - Sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình Quốc hội dự thảo Luật Việc làm sửa đổi.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết một trong những lý do sửa luật này là nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế về quy định của luật hiện hành.

So với luật hiện hành, dự Luật Việc làm (sửa đổi) có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn với 4 nhóm chính sách.

Nhóm chính sách quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, tập trung.

Nhóm chính sách hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động; nhóm chính sách phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững.

091120240835-z6014142324808_115673fa3ba6d7c346002e214e28fb63
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày tờ trình - Ảnh: QH

Dự thảo mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bao gồm người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên (hiện nay là 3 tháng trở lên).

Người làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất, đảm bảo thống nhất với Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Dự thảo cũng quy định linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp. Sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng.

Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, dự thảo luật quy định rõ các trường hợp không được hưởng gồm người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định Bộ luật Lao động.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức.

Người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức. Người lao động hưởng lương hưu.

Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

So với luật cũ, dự luật mới đề xuất bổ sung một trường hợp không được hưởng là người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức.

Bình luận