Tiêu điểm: Nhân Humanity

Công nghệ AI tác động “định chuẩn” nhiếp ảnh nghệ thuật đương đại

VOH - AI tạo nhiều tác động thay đổi trong cuộc sống. Với nhiếp ảnh nghệ thuật AI cũng tạo những thách thức và hệ lụy, kể cả thay đổi nhận thức trong tiếp cận ứng dụng AI.

Ngày 22/7, Hội đồng nghệ thuật Hội Nhiếp ảnh TPHCM (HOPA) tổ chức tọa đàm về những tác động của trí tuệ nhân tạo AI đối với nhiếp ảnh đương đại.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Minh Sơn, chủ tịch Hội đồng nghệ thuật HOPA trong phần đề dẫn đã nêu trường hợp ở nước ngoài một tác giả đạt giải thưởng cao nhất trong một cuộc thi ảnh nghệ thuật nhưng không đến nhận và cho biết đó là bức ảnh được tạo nên bởi công nghệ AI.

Công nghệ AI trong nhiếp ảnh nghệ thuật: cần phân biệt Thật - Ảo 1
 

Theo NSNA Minh Tân, với các ứng dụng AI, chỉ cần hai chục giây sau một cú nhấp chuột sẽ có 4 bức ảnh hoàn chỉnh theo mong muốn. Nếu chưa vừa ý có thể nhấn chuột cho ra 4 sản phẩm nữa để chọn lựa.

Các bức ảnh được “chế tác” bằng AI cũng đẹp, hấp dẫn, tuy các ứng dụng này chỉ là phiên bản “bêta”, khi ra phiên bản chính thức sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề.

Tọa đàm cũng “trình diễn” các ứng dụng phần mềm Photoshop AI, các ứng dụng công cụ trí tuệ nhân tạo có thể chuyển đổi từ ảnh gốc để đổi phông nền, thêm, bớt các chi tiết, quần áo, cây cỏ, thậm chí thêm cả chân, tay,… tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, đẹp hơn ảnh gốc. Đây là điều mà các tay máy chụp ảnh nghệ thuật không phải lúc nào bấm máy cũng có được.

Theo NSNA Nguyễn Mạnh Hùng việc ra đời AI làm máy ảnh rớt giá vì không cập nhật kịp với các thay đổi nhanh chóng curai công nghệ AI, lo lắng nhất là tình trạng diễn viên bị “thất nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ AI là xu thế tất yếu, việc tạo sân chơi cho giới nhiếp ảnh như thế nào là vấn đề cần suy tính cho phù hợp.

NSNA Thu Ba nhìn nhận, AI có thể giúp chỉnh sửa các bức ảnh có lỗi nhỏ mà khi chụp rất khó tránh được. Nhưng không chấp nhận các ảnh lắp ghép và đề nghị nên hạn chế cho sử dụng AI trong các cuộc thi.

NSNA Trần Quốc Dũng cho rằng bản chất công nghệ AI là một công nghệ kỹ thuật như ứng dụng photoshop trước đây. Vấn đề là sử dụng AI như thế nào để không vi phạm các qui định trong điều lệ của Hội NSNA Việt Nam.

NSNA Dzũng Nguyễn cho rằng với AI hỗ trợ có thể cho ra nhiều hình ảnh rất tốt trong việc thể hiện ý tưởng và có tác dụng tích cực trong công nghệ quảng cáo.

NSNA Huỳnh Phạm Anh Dũng thì cho rằng ảnh AI là ảnh công nghệ, khác biệt với ảnh hiện thực nghệ thuật, cần rõ ràng về vấn đề bản quyền dối với ảnh công nghệ AI.

Hội viên Vương Kim Hải đề nghị, HOPA cần trang bị kiến thức về AI cho hội viên, cho những người chơi ảnh. Hội cần tiếp tục theo dõi sự phát triển của AI để có những quy định phù hợp.

Theo bà Hồng Nga, Phó chủ tịch HOPA việc ra đời AI là một phần có ý nghĩa trong nhiếp ảnh đương đại. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh không vì sự ra đời của AI mà lo lắng làm cho bị “ tụt cảm xúc”, mất đi sự đam mê, mất đi sự sáng tạo của mình đối với nghệ thuật nhiếp ảnh.

“Nhiếp ảnh là bộ môn của hiện thực, cảm xúc, của ánh sáng, khoảnh khắc để làm ra các tác phẩm để đời. AI sẽ làm hộ chúng ta nhiều điều nhưng không làm thay tất cả. Cần phân biệt giữa giá trị thật và ảo mà AI tạo ra”, bà Nga nói.

Chủ tịch Bùi Minh Sơn ghi nhận các ý kiến và khẳng định AI là sản phẩm của công nghệ chứ không phải sản phẩm của nhiếp ảnh. Nếu có cuộc thi chấp nhận AI thì đó là cuộc thi dành riêng cho các sản phẩm ảnh công nghệ.

Cuộc thi Liên hoan ảnh nghệ thuật chào mừng quốc khánh 2/9 tới đây do HOPA tổ chức không chấp nhận các bức ảnh dùng sản phẩm công nghệ AI, ông Sơn dẫn chứng.

Một số ảnh dùng công nghệ AI được Hội đồng nghệ thuật trình chiếu tại hội thảo (do NSNA Minh Tân cung cấp):

messi
Hai cầu thủ Messi cùng tranh bóng
hai em bé
Ảnh được thay phông nền
Ảnh ý tưởng
 
Ảnh cá
 
ảnh 2 cô gái
 
trước và sau
 
trước và sau 2
 

 

Bình luận