Sẻ chia cùng sỹ tử
(VOH) - Chưa năm nào, lực lượng theo chân sĩ tử lại đông như năm nay, từng gốc cây, bãi cỏ, bờ tường, quán nước khu vực xung quanh các hội đồng thi luôn ken chặt những phụ huynh chờ con hết giờ thi. Trong số đó, chúng tôi - những phóng viên bắt gặp những số phận, những con người mang trong niềm kỳ vọng con em mình sẽ “vượt lên được chính mình”.
Tại Hội đồng tuyển sinh trường đại học Bách Khoa, ngồi lẫn trong số phụ huynh đang ngồi chờ con thi ở hai bên cổng trường, là ông Trần Văn Đức, người luôn thấp thỏm không yên, hết quay sang hỏi giờ người bên cạnh, bác lại đứng lên nhìn vào cổng trường với nét mặt lo âu. Ông Đức kể, quê ở tỉnh Long An, đây là lần thứ hai đưa con lên TP thi, nhưng cũng không tránh khỏi sự lo lắng. Để có tiền đưa con đi thi, ông đã phải dành dụm một thời gian. Những ngày ở TP hai cha con cũng phải chi tiêu tiết kiệm mới đủ chi phí cho các khoản nào ăn, nào ở trọ. Vốn làm nghề nông, gia đình chỉ có nửa mẫu ruộng, đễ có điều kiện nuôi con ăn học, ông Đức đã tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, tích cóp một số tiền ròi nuôi hai con bò cái dành để nuôi con ăn học. Ông Đức cho rằng, đời mình đã khổ vì không được học, nay bác muốn lo cho con được học hành đến nơi đến chốn:
Cũng như ông Trần Văn Đức, bà Đặng Thị Mậu không tránh khỏi sự lo âu khi đưa con từ tỉnh Lâm Đồng lên TP dự thi đại học. Ngồi chờ con hàng giờ trước cổng trường thi, tay lúc nào cũng ôm khu khư bộc ni lông, hỏi ra mới biết tỏng đó là hai hộp cơm, chai nước uống, bữa trưa lót dạ của hai mẹ con. Bà Mậu cho biết, nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu dựa vào việc trồng cà phê, đó cũng là khoản dành dụm để lo cho con ăn học. Nói về tâm trạng của mình, bà Đặng Thị Mậu bày tỏ:
Trong chiếc áo vàng ngả màu, đôi dép da đã cũ là khuôn mặt hốc hác của ông Nguyễn Trọng Hiệp, ở Tiền Giang, đang chờ con thi tại điểm thi trường THCS Hoa Lư ( quận 9), không nỡ để con đi lên TP một mình, một phần vì sợ con lạ nước lạ cái, một phần cũng muốn đi lên đây để chăm sóc và động viên tinh thần cho con. Cảnh nhà đang rất khó khăn, cả nhà sống dựa vào mấy công ruộng phải cố lắm mới gom được một triệu đổng hai cha con lên TP. Ông kể: Lên đây từ ngày 2/7, mới có hai ngày mà tiêu hết hơn nửa đấy. Đó là đã chi ly tính toán lắm rồi. Để đủ tiên chi tiêu những ngày tiếp, trong thời gian đợi con, mặc dù khát khô cổ ông cũng không dám vào quán uống một ly nước:
Cũng vì thương con, ông Nguyễn Trọng Thắng quê Bình Thuận phải bỏ hết mọi công việc đưa con vào TP đi thi. Đây là năm thứ hai ông đưa con lên TP dự ĐH , năm đầu vì không có tiền cho con học luyện thi chắc vậy nên không đậu. Năm nay, sau khi bỏ tiền cho con ôn luyện trên TP đã 6 tháng hy vọng năm nay kết quả chắc khả quan hơn. Vẫn biết hai người đi thì tốn kém hơn nhưng cũng phải góp nhặt được hơn triệu bạc đưa con đi thi:
Hầu hết những phụ huynh từ các tỉnh xa chúng tôi tiếp xúc đểu cảm kích lắm trước tấm lòng người dân TP trong những ngày diễn ra kỳ thi. Đó là những người bình thường trong cuộc sống đời thường nhưng lại quá đỗi tình cảm trong mùa thi như thế này:
Đó những con người như chị Cúc bán nước tại bến xe miền đông. Cảm động trước nghĩa cử của các sinh viên tiếp sức mùa thi, đã không lấy tiền nước của các em và hứa sẽ cho uống thoả mái đến cuối chiến dịch. Chị tâm sự “thấy các em thương quá, mình góp một chút công sức thôi, mà các em uống hết một triệu tiếng nước là cùng”. Không có tiền thì góp sức như anh Nguyễn Văn An - đội trưởng đội xe ôm Bến xe miền Đông ... Bố An cách gọi thân thương của các bạn tiếp sức mùa thi tại Bến xe miền Đông dành cho anh Nguyễn Văn An. Bất cứ lúc nào đội tiếp sức mùa thi gọi bất kể nắng mưa hay đêm hôm anh đều có mặt chở thí sinh đi đến chỗ trọ an toàn. Nhiều lúc chạy tới chạy lui rất nhiều nơi mới tìm được chỗ ưng ý anh cũng không lấy thêm đổng nào. Thậm chí có thí sinh sau một hoi chạy lòng vòng tìm không được chỗ anh chở về lại bến xe không lấy tiền. Anh kể, để tạo an toàn cho thí sinh không để các em bị đội ngũ xe ôm bên ngoài lợi dụng sự “lạ nước lạ cái” lấy giá cắt cổ, mà đã có lần anh bị họ đánh đến ngất xỉu ở Bến xe. Anh tâm sự:
Trước cổng trường thi trong những ngày tuyển sinh ĐH, đó đây là những khuôn mặt lo lắng bốn chọn của những phụ huynh chờ con bên ngoài. Đặc biệt là những người chân quê, họ luôn đặt niềm tin kỳ vọng mong con đậu đại học để có thể đỗi đời, có một tương lai tươi sáng hơn thế hệ cha anh của nó:
Nhóm PV Khoa giáo