Tiêu điểm: Nhân Humanity

Gợi ý cách xây dựng quy trình skincare cho từng loại da

(VOH) - Mỗi loại da đều có những đặc điểm riêng biệt. Đó là lý vì sao bạn cần phải có một chu trình skincare dành cho riêng mình.

Có một quy trình chăm sóc da phù hợp và hiệu quả sẽ giúp bạn khắc phục được vấn đề đồng thời cải thiện làn da một cách hiệu quả hơn. Những gợi ý về chu trình skincare cho từng loại da sau sẽ giúp bạn xây dựng được một nền móng vững chắc cho công cuộc làm đẹp của mình.

Quy trình chăm sóc da cho da thường

Da thường là loại một trong những loại da mà mọi người đều mong muốn có bởi so với các loại da khác chúng dễ chăm sóc hơn một chút và hầu như không có đặc điểm gì quá lớn. Tuy nhiên, để ngăn chặn các vấn đề và giữ cho da khỏe mạnh thì việc xây dựng một quy trình chăm sóc phù hợp vẫn là điều cần thiết.

voh-quy-trinh-cham-soc-da-voh.com.vn-anh1
Da thường là loại da dễ chịu và dễ chăm sóc nhất (Nguồn: Internet)

Rửa mặt (sáng và tối): Dù không quá khô hay quá nhờn nhưng da thường vẫn cần một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa sulfate. Nếu có nhu cầu dưỡng trắng hay cải thiện da không đều màu thì bạn có thể chọn những sản phẩm chứa thành phần có khả năng làm sáng.

Nước hoa hồng (sáng và tối): Tùy vào nhu cầu làm sạch hay dưỡng ẩm mà bạn có thể chọn cho mình sản phẩm toner phù hợp. Tuy nhiên, hãy tránh các thành phần như SD alcohol 40, denatured alcohol, ethanol và isopropyl alcohol vì nó có thể tác động không tốt tới làn da.

Kem dưỡng ẩm có SPF (sáng): Để tăng cường khả năng bảo vệ da, bạn nên chọn kem dưỡng có SPF và sử dụng chúng cho cả mặt và cổ. Hãy ưu tiên sản phẩm có kết cấu vừa phải để tránh làm bí da đồng thời tìm kiếm các thành phần như dimethicone, panthenol và sodium hyaluronate (hyaluronic acid).

Kem chống nắng (sáng): Bạn có thể chọn kem chống nắng vật lý hoặc hóa học tuy nhiên hãy chú ý sử dụng loại có chỉ số chống nắng phù hợp và quang phổ rộng để bảo vệ da tốt hơn.

Serum chống oxy hóa (tối): Muốn cải thiện làn da một cách hiệu quả, bạn nên bổ sung thểm các loại serum chống oxy hóa vào quy trình chăm sóc da buổi tối. Những thành phần làm sáng như vitamin C, chiết xuất tảo… hay phục hồi da như chiết xuất hương thảo, bạc hà… đều rất có lợi nên bạn có thể cân nhắc theo nhu cầu của mình.

Kem dưỡng ẩm ban đêm (tối): Ban đêm là thời gian da hấp thụ và phục hồi tốt hơn nên bạn hãy sử dụng một loại kem dưỡng có thể cung cấp nhiều dưỡng chất hơn (không có SPF).

Tẩy tế bào chết (1 – 2 lần/ tuần): Da thường có thể sử dụng cả tẩy tế bào chết vật lý và hóa học nên ngoài việc nhớ duy trì bước chăm sóc da này đều đặn thì bạn có thể lựa chọn sản phẩm thoải mái theo nhu cầu và sở thích của mình.

Glycolic acid (2 – 3 lần/ tuần): Để tăng cường hiệu quả chăm sóc bạn có thể bổ sung glycolic acid vào thói quen chăm sóc da của mình.

Quy trình chăm sóc da cho da khô

Quy trình chăm sóc da dành cho da khô cần chú trọng vào việc cấp nước, dưỡng ẩm. Bởi việc hàng rào bảo vệ tự nhiên của chúng bị tổn thương sẽ khiến độ ẩm thoát ra ngoài nhanh hơn đồng thời tạo điều kiện để các tác nhân gây hại xâm nhập.

voh-quy-trinh-cham-soc-da-voh.com.vn-anh2
Da khô cần chú trọng dưỡng ẩm (Nguồn: Internet)

Rửa mặt (sáng và tối): Sữa rửa mặt không bọt, nhẹ nhàng và chứa các thành phần giữ ẩm là lựa chọn phù hợp nhất với da khô.

Nước hoa hồng (sáng và tối): Toner sẽ giúp bạn cân bằng lại độ ph cho làn da, phục hồi độ ẩm để duy trì hàng rào bảo vệ, chống lại các tác nhân từ môi trường. Tuy nhiên, với đặc điểm làn da dễ mất nước bạn không nên dùng toner chứa cồn hay có đặc tính làm sạch mạnh, thay vào đó hãy chọn toner dưỡng ẩm hay lotion.

Serum chống oxy hóa (sáng): Sử dụng serum chống oxy hóa (chứa vitamin E, A, C…) sẽ giúp bạn bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường hiệu quả hơn. Nhờ đó mà hàng rào độ ẩm cũng được củng cố và duy trì để ngăn chặn dấu hiệu khô, mất nước hay nhạy cảm.

Kem dưỡng ẩm có SPF (sáng): Kem dưỡng ẩm có chỉ số chống nắng giúp bạn vừa giữ độ ẩm vừa chống lại tia UV.
Kem chống nắng (sáng): Bạn nên chọn kem chống nắng có quan phổ rộng, chứa thành phần có công dụng giữ ẩm để không làm khô da.

Serum retinol (tối): Retinol sẽ giúp bạn cải thiện kết cấu da và loại bỏ các lớp da chết sần sùi, bong tróc để hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn đồng thời ngăn chặn sớm sự hình thành của nếp nhăn (thường gặp ở da thiếu độ ẩm).

Kem dưỡng ẩm ban đêm (tối): Để sửa chữa và củng cố hàng rào độ ẩm cho da khô bạn nên tìm kiếm sản phẩm chứa các thành phần chiết xuất như dầu hạt hoa hồng, dầu hoa anh thảo, dầu jojoba, dầu hạnh nhân… vì nó tương tự như các lipid tự nhiên có trong da.

Tẩy tế bào chết (1 – 2 lần/ tuần): Da khô cần loại bỏ tế bào chết đều đặn nhưng thay vì tẩy tế bào chết vật lý, bạn nên chuyển sang tẩy tế bào chết hóa học (AHA và BHA) để tránh gây tổn thương da.

Đắp mặt nạ dưỡng ẩm (1 - 3 lần/ tuần): Da khô cần được bổ sung độ ẩm thường xuyên nên ngoài các bước chăm sóc da cơ bản bạn cũng nên đắp mặt nạ cấp ẩm để làm dịu và cung cấp thêm dưỡng chất cho chúng.

Quy trình chăm sóc da cho da dầu/ hỗn hợp

Da dầu, hỗn hợp thường có tuyến dầu hoạt động mạnh nên mục tiêu chăm sóc da của bạn là làm giảm thiểu và kiểm soát sự xuất hiện của chúng đồng thời cấp ẩm vừa đủ để giữ cho làn da luôn ngậm nước.

voh-quy-trinh-cham-soc-da-voh.com.vn-anh3
Da dầu cần chú ý đến việc làm sạch, cấp ẩm và kiểm soát dầu thừa (Nguồn: Internet)

Rửa mặt (sáng và tối): Hãy chọn sữa rửa mặt dạng gel, không tạo bọt, không chứa sulfate để tránh khiến da quá khô dẫn đến kích hoạt tuyến bã nhờn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần kiểm soát dầu hay ngăn ngừa tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn như salicylic acid...

Nước hoa hồng (sáng và tối): Da dầu/ hỗn hợp cần một loại toner không cồn và chứa các thành phần giữ ẩm (sodium PCA), làm se da (witch hazel) hay kiểm soát dầu (tinh dầu phong lữ).

Kem dưỡng ẩm không dầu (sáng và tối): Kem dưỡng ẩm cho da dầu/ hỗn hợp cần có kết cấu nhẹ, không dầu (oil-free) và chứa một trong những chất giữ ẩm như glycerin, hyaluronic acid...

Kem chống nắng (sáng): Kem chống nắng hóa học không chứa dầu, không khiến da nhờn rít, có kết cấu mỏng nhẹ và thấm nhanh là lựa chọn thích hợp nhất cho da dầu và da hỗn hợp.

Serum AHA/ BHA (tối): Serum chứa AHA/ BHA sẽ giúp bạn cải thiện lỗ chân lông, kiểm soát dầu và làm sáng các vùng da không đều màu. Đặc biệt nó sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn thường gặp khi da sản xuất quá nhiều dầu.

Serum retinol (tối): Ngoài công dụng chống lão hóa, retinol sẽ giúp bạn tiếp tục cải thiện bề mặt da và thu nhỏ lỗ chân lông. Tuy nhiên, việc sử dụng retinol và AHA/ BHA cùng lúc cần được cân nhắc và thực hiện đúng cách nếu không sẽ khiến da phản ứng.

Tẩy tế bào chết (1 – 2 lần/ tuần): Da dầu/ hỗn hợp có thể sử dụng cả tẩy tế bào chết vật lý lẫn hóa học tuy nhiên muốn cải thiện làn da hiệu quả thì bạn có thể kết hợp sử dụng xen kẽ cả hai loại này.

Mặt nạ đất sét (1 – 2 lần/ tuần): Muốn cải thiện da dầu, bạn nên đắp mặt nạ đất sét 1 - 2 lần/ tuần để làm sạch sâu lỗ chân lông. Nếu bạn có làn da hỗn hợp hãy dùng mặt nạ đất sét cho vùng chữ T.

Quy trình chăm sóc da cho da nhạy cảm

Điều quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc của da nhạy cảm là làm thế nào để vừa tránh những yếu tố gây kích ứng vừa làm dịu và củng cố giúp da khỏe mạnh hơn.

voh-quy-trinh-cham-soc-da-voh.com.vn-anh4
Da nhạy cảm cần tránh mọi yếu tố gây kích ứng (Nguồn: Internet)

Rửa mặt (sáng và tối): Một loại sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không sulfate hay hương liệu sẽ giúp bạn làm sạch da mà không phá vỡ hàng rào độ ẩm tự nhiên.

Nước hoa hồng (sáng và tối): Vì da nhạy cảm khá dễ bị kích ứng nên bạn hãy tránh toner chứa cồn và tìm kiếm các sản phẩm có thành phần làm dịu, chống viêm như chiết xuất trà xanh, trà trắng, hoa cúc…

Kem dưỡng ẩm (sáng và tối): Da nhạy cảm nên chọn các loại kem dưỡng có công thức đơn giản không chứa cồn, hương liệu, chất tạo màu để tránh gây kích ứng. Nếu có thể, hãy tìm các sản phẩm có khả năng làm dịu và tăng cường sửa chữa hàng rào bảo vệ da.

Kem chống nắng (sáng): Da nhạy cảm nên dùng kem chống nắng vật lý vì chúng ít chứa các thành phần gây kích ứng da.

Tẩy tế bào chết (1 – 2 lần/ tuần): Da nhạy cảm khá dễ kích ứng nên tẩy tế bào chết vật lý sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất. Lactic acid là một trong những thành phần tẩy tế bào chết hóa học khá dịu nhẹ nên bạn có thể tham khảo.

Xây dựng quy trình skincare sao cho phù hợp và hiệu quả không phải là chuyện dễ dàng bởi trước hết bạn phải hiểu rõ làn da của mình cũng như lắng nghe nhu cầu của chúng. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc da chính xác và hiệu quả thì bạn vẫn nên bắt đầu bằng cách tuân thủ những nguyên tắc cơ bản bởi nó chính là nền móng để xây dựng và nâng cấp chu trình làm đẹp sau này.

Lộ trình chăm sóc da theo độ tuổi giúp bạn ngăn ngừa lão hóa: (VOH) - Việc áp dụng đúng liệu trình chăm sóc da theo độ tuổi không chỉ giúp làn da luôn khỏe đẹp mà còn ngăn ngừa quá trình lão hóa vô cùng hiệu quả.

Những cách chăm sóc da mùa hè giúp bạn duy trì làn da sáng mịn: (VOH) - Mùa hè đến cũng là lúc làn da có nguy cơ gặp phải hàng loạt các rắc rối. Những cách chăm sóc da mùa hè dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng các vấn đề thường gặp này đấy. 

Bình luận