Ở phía bắc Hồng Kông, từng có một trong những nơi đông dân nhất trên thế giới. Với hơn 33.000 người đã sống và làm việc tại Cửu Long Trại Thành, một khu phức hợp khổng lồ gồm 300 tòa nhà nối liền nhau chiếm một góc riêng biệt.
Thành phố này gần như là nơi mà pháp luật Hồng Kông không thể đụng tới vì vậy tụ tập rất nhiều tệ nạn như băng đảng xã hội đen, mại dâm, cờ bạc, ma túy…
Nhiếp ảnh gia Greg Girard đã dành nhiều năm để điều tra và ghi lại nhiều hình ảnh của nơi này trước khi nó bị phá hủy. Girard hợp tác với Lambot, một nhiếp ảnh gia khác, trong một cuốn sách về Cửu Long Trại Thành có tựa đề “City of Darkness Revisited”.
Một mặt của Cửu Long Trại Thành. Hình ảnh: Greg Girard.
Cửu Long Trại Thành là nơi đông dân cư, không có pháp luật. Vốn là một pháo đài của nhà Thanh, sau này được phát triển thành một khu với hơn 300 tòa nhà cao tầng sát nhau.
Từ đầu thế kỷ 20, nơi đây vẫn là những ngôi làng lụp xụp. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Hồng Kông đã trải qua làn sóng dân di cư từ đại lục đổ đến. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nhân và “những băng nhóm” ở Cửu Long đã xây dựng các tòa nhà cao tầng để tận dụng nhu cầu nhà ở.
Hẻm nhỏ bẩn thỉu trong thành phố. Hình ảnh: Greg Girard.
Vào thời kỳ đỉnh điểm, hơn 33.000 người sống ở thành phố 2,7 ha. Được coi là nơi đông dân cư nhất thế giới.
Dù nằm tại Hồng Kông, Cửu Long về mặt pháp lý lại là một doanh trại của Trung Quốc. Khu đô thị trở thành một vùng đất mà cả chính quyền Hồng Kông khi đó thuộc thực dân Anh và chính quyền Trung Quốc đều không muốn quản lý. Nơi này rơi vào tình cảnh đứng ngoài vòng pháp luật.
“Không bao giờ có bất kỳ hướng dẫn hay kế hoạch từ trên xuống về việc nơi này nên như thế nào. Nó đã phát triển như một tự nhiên theo nhu cầu của mọi người”, Girard nói.
Quy định duy nhất được thi hành tại Cửu Long là chiều cao của các tòa nhà. Vì gần sân bay nên các tòa nhà không được phép cao hơn 13 hoặc 14 tầng.
Cuộc sống khó khăn của người dân trong thành phố. Hình ảnh: Greg Girard
Cửu Long Trại Thành được kiểm soát bởi các băng đảng xã hội đen Trung Quốc, được gọi là Hội Tam Hoàng, từ những năm 1950 đến những năm 1970. Nó nổi tiếng là thiên đường cho mại dâm, đánh bạc và ma túy.
Nhưng vào thời điểm Girard tới khám phá nơi này năm 1987 nó đã trở nên an toàn hơn. “Thành phố bình thường trở lại nhưng danh tiếng vẫn còn tồn tại. Đó là nơi ba mẹ bạn nói đừng nên bao giờ đến”, Girard nói.
Các đường và ngõ hẻm ở Cửu Long Trại Thành rất hẹp. Hầu hết chỉ rộng gần 2m và một số hẹp đến mức muốn đi lại bạn phải đi nghiêng mình. Thậm chí có vô số những ngách nhỏ nối giữa các tòa nhà mà bạn không cần đi bộ dưới đất.
Hình ảnh: Greg Girard
Cửu Long Trại Thành không phải là nơi bạn muốn đi dạo đặc biệt là vào ban đêm vì những ngõ ngách nhỏ rất dễ khiến bạn đi lạc.
Ông Lui, người giao thư tại thành phố, sống ở Cửu Long từ năm 1976. Vào thời điểm Girard gặp ông, ông là một trong số ít người biết tất cả mọi thứ trong và ngoài thành phố. Ông ta thường đội một chiếc mũ để tránh bị nước nhỏ giọt liên tục từ trên trần nhà xuống.
Vì các quy định và giấy phép không được thực thi trong thành phố, nên việc thành lập kinh doanh rất dễ dàng. Giá thuê do những băng nhóm kiểm soát nhìn chung thấp hơn các khu vực khác ở Hồng Kông.
Hình ảnh: Greg Girard
Lợi dụng sự dễ dàng trong kinh doanh cũng như không có quy định nào được áp dụng, không ít người đã đổ xô đến đây kinh doanh. Ông Ho Chi Kam đã mở một tiệm tóc cùng với vợ trong thành phố cho đến năm 1991. Sau khi Cửu Long Trại Thành bị phá hủy, ông Ho không còn được làm chủ mà phải làm thuê cho người khác do giá thuê mặt bằng quá đắt.
Các bác sĩ, nha sĩ và các chuyên gia đến từ Trung Quốc với bằng cấp không hợp lệ ở Hồng Kông cũng tự mở phòng khám. Nhiều người đã chiếm các văn phòng để mở phòng khám vì luật pháp không cấm.
Nhiều người lao động nghèo sống ở đây thường khám bệnh ở đây, do chi phí rẻ hơn những nơi khác.
Wong Cheung Mi là một trong nhiều nha sĩ ở Cửu Long Trại Thành. Việc không có luật pháp còn làm phát triển thị trường thịt chó ở Cửu Long.
Ẩm thực là một phần quan trọng trong văn hóa ở Cửu Long Trại Thành. Người Hồng Kông thường đến ăn thịt chó tại đây. Món thịt chó hầm được làm từ những chú chó Chow mới chỉ 6 tháng tuổi rất phổ biến cho đến khi bị chính quyền Anh cấm.
Hình ảnh: Greg Girard
Hui Tuy Choy đã mở nhà máy mì của mình vào năm 1965. Ông chọn Cửu Long Trại Thành vì giá thuê thấp và không cần phải xin giấy phép kinh doanh. Trong khi đó, tại Hồng Kông , nếu muốn mở cửa hàng, người chủ phải có giấy phép từ cơ quan lao động, cơ quan y tế và phòng cháy chữa cháy.
Cửu Long là một trung tâm sản xuất lớn cho Hồng Kông. Khi nhắc đến nó, không thể không nhắc đến sản phẩm cá viên được bán cho các nhà hàng quanh thành phố.
Hình ảnh: Greg Girard
Thông thường, không gian trong cửa hàng tạp hóa sẽ to gấp đôi phòng khách thông thường để cho trẻ làm bài tập khi về nhà.
Theo Girard, Cửu Long Trại Thành vẫn giữ được nét văn hóa làng xã mặc sự chật chội lộn xộn. Bà Law Yu Yi, 90 tuổi, sống với con dâu mình trong một căn hộ ở tầng ba chật chội.
Hình ảnh: Greg Girard
Cửu Long Trại Thành có một khí hậu riêng của mình. Với hệ thống ống dẫn nước, đường dây điện chằng chịt và cống thoát nước không được quy hoạch khoa học, những tầng thấp thường chịu cảnh sống trong nóng bức, ẩm ướt và tối tăm.
Vì những điều kiện ẩm ướt ở phía dưới, những mái nhà ở Cửu Long là nơi lý tưởng để mọi người vui chơi, giặt giũ, học bài hoặc chơi nhạc cụ sau những giờ làm việc căng thẳng.
“Nó giống như một khu đô thị kì lạ. Mái nhà chằng chịt những thứ nhìn có chút chướng mắt nhưng so với khu vực bên dưới vẫn thông thoáng và mát mẻ hơn”, Girard nói.
Hình ảnh: Greg Girard
Mặc dù tỉ lệ tội phạm giảm, cả chính quyền Anh lẫn Trung Quốc đều thấy thành phố này không ổn. Năm 1987, hai chính phủ đồng ý phá bỏ thành phố.
Sau khi di dời gần 33.000 người dân nơi đây trong 5 năm tiếp theo, việc phá hủy bắt đầu năm 1993. Cư dân đã được bồi thường tiền, nhưng nhiều người phản đối rằng điều đó là không đủ.