Năm ngoái, sau khi sử dụng BNPL để trang trải chi phí sửa chữa và mua sắm nội thất cho căn hộ, cô phải đối mặt với một cú sốc tài chính nghiêm trọng.
Clare đã đăng ký trả góp trong 12 tháng mà không lãi suất, với niềm tin rằng việc chia nhỏ các khoản nợ sẽ dễ dàng hơn. Mùa hè năm ngoái, cô phải trả 3.150 USD mỗi tháng cho 9 khoản trả góp BNPL cùng lúc chiếm tới 90% thu nhập của mình.
"Tôi thực sự cảm thấy tuyệt vọng," Clare chia sẻ. "Để xoay xở, tôi phải cắt giảm tất cả các khoản chi tiêu không cần thiết, ngừng ăn ngoài và không gặp gỡ bạn bè."
Sandra (23 tuổi), một ví dụ điển hình của làn sóng Gen Z tại Singapore, nơi dịch vụ BNPL trở nên rất phổ biến. Ban đầu, Sandra sử dụng BNPL để tận dụng các ưu đãi giảm giá, nhưng sau đó nhanh chóng trở thành "nghiện" và phải phụ thuộc vào dịch vụ này cho các khoản chi tiêu hàng ngày như ăn uống và đi lại, vượt quá mức hạn mức cho phép.
Báo cáo từ công ty xử lý thanh toán Worldpay cho thấy rằng 77% Gen Z ở Singapore sử dụng BNPL, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi.
Phương thức này vốn dĩ được người dân Singapore sử dụng cho các khoản chi lớn như sửa chữa nhà cửa hoặc đám cưới, nhưng hiện nay, giới trẻ đang sử dụng BNPL cho các sản phẩm tiêu dùng nhỏ hơn, hàng ngày.
Các chuyên gia tài chính chỉ ra rằng thế hệ Gen Z và Millennials, những người thường có thu nhập thấp hoặc chưa ổn định, coi tín dụng như một công cụ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính.
Việc chi tiêu bằng trả góp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không quản lý tài chính cẩn thận.
Ông Aaron Chwee, trưởng bộ phận tư vấn tài sản của OCBC, cảnh báo: "Nhiều người nghĩ rằng món đồ nằm trong khả năng tài chính của họ khi chia nhỏ thanh toán, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền hàng tháng và khiến họ khó đạt được các mục tiêu tài chính lâu dài."