Tiêu điểm: Nhân Humanity

Số tài khoản người Việt sử dụng mạng xã hội nước ngoài cán mốc 200 triệu

VOH - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tổng số tài khoản người Việt Nam sử dụng mạng xã hội nước ngoài khoảng 203 triệu, trong đó: Facebook: 72 triệu, YouTube: 63 triệu và Tiktok: 67 triệu.

Tổng số lượng tài khoản người Việt Nam sử dụng mạng xã hội trong nước khoảng 110 triệu, trong đó số số lượng tài khoản người dùng Zalo hàng tháng là 76,5 triệu (tính đến 30/6/2024).

Điều này cho thấy sự phổ biến vượt trội của Zalo trong cộng đồng mạng Việt Nam, vượt qua nhiều nền tảng quốc tế như Facebook, YouTube và TikTok.

Facebook có khoảng 72 triệu người dùng, YouTube 63 triệu và TikTok 67 triệu.

Việc Zalo hiện đang giữ vị trí dẫn đầu trong số các nền tảng mạng xã hội trong nước được giải thích phần lớn nhờ vào những đặc tính phù hợp với nhu cầu người dùng Việt, chẳng hạn như tính năng nhắn tin tiện lợi, gọi video miễn phí và khả năng tích hợp các dịch vụ như thanh toán trực tuyến, mua sắm.

Các mạng xã hội quốc tế vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người Việt với thế giới. Facebook, YouTube và TikTok vẫn là các nền tảng giải trí phổ biến, cung cấp không gian cho người dùng để chia sẻ nội dung video, hình ảnh và tương tác xã hội.

zalo 4

Năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã cấp 23 Giấy phép trò chơi điện tử G1, 30 Giấy chứng nhận trò chơi điện tử G2, G3, G4.

Bộ cũng đã cấp 13 Giấy xác nhận thông báo thông tin liên hệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.

Theo ước tính của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, năm 2024 doanh thu ngành game ước đạt khoảng 12.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2023.

Số lượng lao động ngành game năm 2024 ước khoảng 4.100 người, tăng 31% so với năm 2023.

Trong năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương đã kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh 236 trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, tài khoản mạng xã hội,  xử phạt 46 trường hợp với tổng số tiền phạt hơn 1 tỷ đồng,

Các Sở Thông tin và Truyền thông địa phương kiểm tra 1.040 trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, phát hiện, xử lý và chấn chỉnh 290 trang có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (20 trường hợp biểu hiện “báo hóa”), rà soát xử lý 83 tên miền có dấu hiệu vi phạm (buộc thu hồi 2 tên miền).

Năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục duy trì việc đấu tranh, yêu cầu các nền tảng phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.

Facebook đã chặn, gỡ 8.981 nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam (tỷ lệ 94%); Google đã chặn, gỡ 6.043 nội dung vi phạm trên YouTube (tỷ lệ 91%); TikTok chặn, gỡ 971 nội dung vi phạm, (tỷ lệ 93%).

Bình luận