Đây là chương trình đánh giá học sinh lớp 5 ở các lĩnh vực Toán học, Đọc hiểu, Viết và Giáo dục Công dân toàn cầu, nhấn mạnh chất lượng và chiều sâu của việc học tập đang diễn ra ở các lĩnh vực này.
Có 6 nước là Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillippines và Việt Nam tham gia chu kỳ khảo sát đầu tiên của chương trình giai đoạn 2018-2021, khảo sát chính thức năm 2019.
Kết quả ở 3 lĩnh vực là Toán, Đọc hiểu và Viết của Việt Nam đều cao nhất trong 6 quốc gia tham gia kỳ khảo sát chính thức năm 2019.
Với việc tham gia chương trình này, ngoài mục tiêu chung của các nước ASEAN, Việt Nam hướng tới một số mục tiêu cụ thể như hội nhập với các nước trong khu vực về giáo dục; đo được mặt bằng giáo dục Việt Nam so với các nước trong khu vực; phân tích được thực trạng giáo dục và các khuyến nghị thay đổi chính sách giáo dục để cải thiện chất lượng giáo dục Việt Nam ngày một tốt hơn.
Chuyển đổi giáo dục phải hướng tới mục tiêu công bằng
Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 5 với chủ đề “Chuyển đổi giáo dục theo hướng ASEAN: kết nối những mối quan hệ đối tác trong thời gian khủng hoảng toàn cầu” đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Giáo dục có chuyển đổi thế nào thì mục tiêu đầu tiên cần hướng tới đó là sự công bằng và một hệ thống giáo dục dễ dàng tiếp cận đối với mọi đối tượng người học.
Chuyển đổi giáo dục, theo Bộ trưởng bao gồm, tăng cường hiệu suất của hệ thống giáo dục, đổi mới, bao trùm và nguồn lực. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục các nước ASEAN đã thông qua tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 5. Năm 2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch kênh giáo dục ASEAN và sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Asean+3 lần thứ 6, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao ASEAN - Đông Á lần thứ 6 tại Hà Nội.