Tiêu điểm: Nhân Humanity

Những việc thí sinh nên làm sau kì thi THPT quốc gia

(VOH) - Sau kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018, các thí sinh sẽ thở phào nhẹ nhõm và tha hồ “xõa” đủ kiểu. Tuy nhiên, dù chơi vui đến mấy cũng cần chú ý tới kế hoạch vào đại học sắp tới.

Tìm hiểu quy trình phúc khảo điểm thi

Đến thời điểm này, sau khi xem lại đáp án một số môn thi, thí sinh đã có thể tự “chấm điểm” các bài thi của mình. Tuy nhiên, nếu điểm thi “dự tính” chưa phản ánh đúng năng lực và thấp hơn điểm thi thực tế (các Hội đồng thi chính thức công bố điểm thi vào ngày 11/7/2018), các bạn có thể xin phúc khảo điểm.

>>> Đáp án chính thức các môn thi THPT quốc gia 2018

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi và đơn phúc khảo nộp tại nơi đăng ký dự thi.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu, thí sinh xin phúc khảo bài thi đến hội đồng thi, trường phổ thông nơi thí sinh đăng ký dự thi nhận đơn xin phúc khảo.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh.

thi tốt nghiệp, tốt nghiệp 2018, phúc khảo, đổi nguyện vọng

Các Hội đồng thi chính thức công bố điểm thi vào ngày 11/7/2018 (Ảnh: Luatvietnam)

Kết quả chấm phúc khảo bài thi tự luận do ban thư ký hội đồng thi xử lý cụ thể như sau:

  • Nếu kết quả chấm của 2 cán bộ phúc khảo giống nhau thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo.
  • Nếu kết quả chấm có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho trưởng ban phúc khảo tổ chức cho cán bộ thứ ba chấm trực tiếp trên bài bằng mực màu khác.
  • Nếu kết quả chấm của 2 trong 3 cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo.
  • Nếu kết quả chấm của cả 3 cán bộ chấm phúc khảo lệch nhau thì trưởng ban phúc khảo lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận.

Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm. Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản).

Điểm chấm lại của tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm là điểm thi chính thức của thí sinh trong kỳ thi.

Cân nhắc về việc chọn trường và điều chỉnh nguyện vọng

Sau kì thi tốt nghiệp thí sinh có thêm thời gian để suy nghĩ về việc chọn trường, chọn ngành học và không ít người trong số đó mong muốn thay đổi nguyện vọng vào trường mình yêu thích hơn, yêu cầu xét tuyển phù hợp hơn với năng lực học tập của mình.

>>> Cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển 1 lần vào các trường ĐH, CĐ năm 2018

Cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển 1 lần vào các trường ĐH, CĐ năm 2018

Nếu thực sự muốn thay đổi, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển 1 theo một trong hai phương thức sau:

* Nếu điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến (Thời gian từ ngày 19/7 đến 17h ngày 26/7/2018):

Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để truy cập vào cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục nhằm kiểm tra thông tin cá nhân và thực hiện điều chỉnh ĐKXT trực tuyến.

Phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT.

* Nếu điều chỉnh bằng Phiếu ĐKXT (Thời gian từ ngày 19/7 đến 17h ngày 28/7/2018):

Thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKXT và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định.

Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu ĐKXT và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.

Mẫu phiếu điều chỉnh nguyện vọng (Tải tại đây).

Làm hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1

Sau khi kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia được công bố, các thí sinh có thể xét vào trường đại học, cao đẳng theo quy định và yêu cầu của từng trường.

Thí sinh cần lưu ý những điều sau khi làm hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1:

- Thời gian đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 là 20 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 không được xét nguyện vọng bổ sung. Vì vậy, khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, các thí sinh nên cân nhắc thật rõ ràng.

- Trong khoảng thời gian đăng ký xét tuyển, thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng xét tuyển hoặc rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển sang một trường khác.

- Các trường sẽ công bố công khai danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển theo trật tự từ cao xuống thấp của kết quả thi.

Tính toán khi trượt nguyện vọng 1

Thực tế, thí sinh không nên chán nản hay suy sụp vì không đỗ được vào trường mình muốn vì còn rất nhiều cơ hội khác để xét tuyển: xét tuyển nguyện vọng 2, 3, xét tuyển bằng học bạ... Nếu xét tuyển vào cao đẳng hay trường nghề thì cơ hội sẽ nhiều “miên man” và vô cùng dễ dàng.

>>> Tuyển sinh 2018: Chọn ngành, chọn trường đại học sao cho phù hợp?

>>> Chọn ngành, chọn trường sao cho đúng?

>>> Chọn ngành, chọn trường: Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Lúc này chính là lúc tiếp tục cần cân nhắc xem đâu là trường đại học mà mình mong muốn, đâu là trường phù hợp với mình. Dưới đây là một số tiêu chí cần cân nhắc:

– Ngành mình chọn phải là ngành mình thực sự đam mê hay do ba mẹ, thầy cô quyết định. Mỗi nghề đều có khó khăn riêng, nếu bạn thích thì sẽ đủ dũng khí để vượt quá khó khăn và thành công trong ngành nghề mình chọn.

Thực tế, trường “tốp” hay không không quan trọng bằng việc bạn học như thế nào. Nếu có cơ hội học đại học và cố gắng hết sức bạn sẽ trở nên nổi bật và nhiều trường hợp – chưa cần bạn tốt nghiệp, chưa cần bạn phải đi xin việc, các doanh nghiệp đã trải thảm chờ bạn về sau khi tốt nghiệp.

– Điểm số của mình liệu có đủ cao để “chọi” với các thí sinh khác? Nếu không thì hãy chọn một ngành học tương tự ở một trường khác có điểm đầu vào các năm trước thấp hơn.

– Sau vài năm nữa, ngành nghề mình chọn liệu có nhiều việc làm hay không và nhu cầu xã hội đang cần nhân lực ngành gì…?

Nếu bạn suy nghĩ kĩ và lựa chọn được trường phù hợp, hãy mạnh dạn nộp hồ sơ. Nếu không, hãy đọc tiếp phần tiếp theo.

Học đại học không phải là cách duy nhất để thành công?

Nói đi cũng phải nói lại, học đại học là cơ hội tốt để chuẩn bị cho tương lai nhưng cũng có rất nhiều người có bằng đại học, thậm chí bằng thạc sĩ nhưng vẫn thất nghiệp. Vậy nên, đừng ngần ngại học một trường cao đẳng hay trường nghề. Chỉ cần bạn có chuyên môn vững vàng thì sẽ có công việc và thu nhập ổn định.

thi tốt nghiệp, tốt nghiệp 2018, phúc khảo, đổi nguyện vọng

Điểm số thấp chưa nói lên được bạn là ai (Ảnh: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM)

Nếu xác định kết quả thi tốt nghiệp chỉ ở mức độ vừa phải, hãy chủ động đối mặt và chọn cho mình một con đường đúng đắn khác. Đôi khi, điểm số cao hay thấp cũng chưa nói nên điều gì và cũng chẳng quyết định con người chúng ta là ai. Hãy tiếp tục cố gắng và nỗ lực vì kết quả tươi đẹp luôn chờ đợi phía trước.

- Chính thức công bố điểm thi THPT 2018 vào ngày 11/7.

- Chậm nhất ngày 15/7/2018: Các Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ.

- Chậm nhất ngày 17/7/2018: Cập nhật vào Phần mềm Quản lý thi và gửi báo cáo kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ về Bộ Giáo dục và Đào tạo và công bố kết quả tốt nghiệp THPT.

- Chậm nhất ngày 20/7/2018: Các trường phổ thông cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận cho thí sinh; In và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.

Bình luận