Tiêu điểm: Nhân Humanity

Nếu thay mới xe buýt phải dùng xe sử dụng năng lượng xanh hay xe điện

TP HCM - Từ nay đến năm 2025, toàn bộ xe buýt cũ nếu thay mới phải là xe chạy nhiên liệu CNG và xe điện.

Từ năm 2025 - 2030, thành phố sẽ mở mới 72 tuyến buýt với 1.108 xe. Các xe buýt mới này phải là xe điện.

TP.HCM hướng tới xe buýt xanh 100% vào năm 2030.
Đến 2023 TPHCM chỉ có toàn bộ xe buýt xanh 100%

Theo lãnh đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM cho biết, thành phố hiện có 2.209 xe buýt đang hoạt động. Trong số này, có 546 xe chạy nhiên liệu CNG (chiếm 24,7%) và 18 xe buýt điện. 

Từ nay đến năm 2025, toàn bộ xe buýt cũ nếu thay mới phải là xe chạy nhiên liệu CNG và xe điện.

Các tuyến đang sử dụng xe CNG tiếp tục cho phép thay thế xe cùng chủng loại. Từ năm 2025 - 2030, thành phố sẽ mở mới 72 tuyến xe buýt với 1.108 xe. Các xe buýt mới này phải là xe điện. 

“Năm 2030, 100% xe buýt ở TPHCM sẽ sử dụng năng lượng xanh”, vị lãnh đạo khẳng định và cho biết, đã hoàn thiện lộ trình chuyển đổi của xe buýt để xin ý kiến các sở, ngành và trình thành phố trong tháng 9/2024.

Theo các chuyên gia tổng lượng phát thải CO2 của xe buýt diesel và CNG ra môi trường mỗi năm tại TPHCM lên tới 7.981 tấn. Nếu chuyển toàn bộ xe buýt diesel và CNG sang buýt điện, tổng lượng phát thải chỉ còn 4.077 tấn, giảm đến 48,93%.

Dù đã có lộ trình cụ thể, song, việc triển khai sẽ gặp không ít khó khăn. Hiện thành phố chỉ có duy nhất một trạm sạc cho xe buýt điện, được Vinbus đầu tư để cho tuyến D4 đang thí điểm. Đồng thời, chỉ có 3 trạm nạp CNG với công suất 180 xe/ngày. 

Trong khi đó, chi phí đầu tư, vận hành xe điện cao hơn 13% so với với xe diesel. Chi phí đầu tư ban đầu của xe điện cũng cao hơn xe diesel.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa đầy đủ, chưa có quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới trạm sạc xe điện nên chưa xác định được phương thức đầu tư (Nhà nước hay xã hội hóa).

Tổ công tác thực hiện đề án đề xuất, TPHCM cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi thực hiện đầu tư, chuyển đổi xe buýt sử dụng năng lượng xanh. Đề xuất chủ trương xây dựng, lắp đặt các trạm sạc điện, trạm tiếp nạp nhiên liệu. Trước mắt có thể kêu gọi các đơn vị Nhà nước đầu tư để xây dựng hệ thống cơ bản, về sau nếu có quy hoạch bài bản, có thể huy động xã hội hóa.

Bình luận