Dị ứng là bệnh viêm mãn tính ở phổi, da và mũi, đặc trưng bởi phản ứng miễn dịch bất thường qua trung gian kháng thể IgE và Th2 khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của viêm mũi dị ứng bao gồm đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa họng, ho, quầng thâm, thở bằng miệng, thưởng xuyên há miệng, sưng mặt hoặc khó chịu ở mắt, đau đầu và khứu giác không nhạy cảm…
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhiều loại chất dinh dưỡng và khoáng chất có thể ức chế các bệnh dị ứng, trong đó có viêm mũi dị ứng và công dụng hiệu quả phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng bệnh.
Dinh dưỡng chống viêm mũi dị ứng: chất xơ
Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy, chất xơ có thể ngăn ngừa viêm mũi dị ứng thông qua các axit béo chuỗi ngắn chuyển hóa của vi khuẩn, đặc biệt là butyrate (là một loại axit béo tự nhiên có trong cơ thể).
Vi khuẩn đường ruột lên men chất xơ thành axit béo chuỗi ngắn (SCFA), là chìa khóa cho trục ruột-da hoặc ruột-phổi điều chỉnh các phản ứng dị ứng ở da và phổi. Phù hợp với các nghiên cứu trên động vật, chứng rối loạn sinh học đặc trưng bởi sự phong phú của faecalibacter prausnitzii (vi sinh vật đường ruột) và khả năng lên men butyrate giảm trong hệ vi sinh vật đường ruột ở người đã được tìm thấy ở những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng.
Thực phẩm giàu chất xơ gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt, dầu và chất béo từ các loại hạt, cá, trứng, thịt, rau, nấm và các loại trái cây… Lượng khuyến nghị chất xơ hàng ngày 25 ~ 35 gram.
Dinh dưỡng chống viêm mũi dị ứng: vitamin D
Nồng độ vitamin D trong huyết thanh là yếu tố quyết định đáp ứng với điều trị viêm mũi dị ứng tiêu chuẩn. Nhiều nghiên cứu In Vitro (là nghiên cứu được thực hiện trên một sinh vật sống) đã chỉ ra rằng, vitamin D có tác dụng ức chế tế bào cơ trơn phế quản, tế bào cơ trơn đường thở của con người, nguyên bào sợi cơ hen phế quản ở người và nguyên bào sợi cơ phế quản ở người.
Thực phẩm giàu vitamin D gồm sữa, sản phẩm từ sữa, rau, các loại nấm, đặc biệt là nấm hương khô (phơi nắng), các loại đậu, cá (đặc biệt là cá hồi), trứng và thịt, gan heo, thịt vịt… Lượng khuyến nghị vitamin D hàng ngày: lượng tiêu thụ đầy đủ cho độ tuổi từ 19 đến 50 tuổi là 400IU và giới hạn trên là 2.000IU. Lượng tiêu thụ đầy đủ cho những người trên 51 tuổi là 600IU và giới hạn trên là 2.000IU.
Dinh dưỡng chống viêm mũi dị ứng: chất quercetin
Quercetin làm giảm các chất trung gian gây viêm và các kháng thể liên quan đến IgE và Th2 trong huyết thanh, làm giảm sự xâm nhập của bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính và tế bào mast vào các mô và các cơ quan khác, làm giảm độ dày biểu mô phổi và chứng tăng sừng, đồng thời ức chế các tế bào có nguồn gốc từ tế bào biểu mô IL-25, làm giảm hiệu quả các triệu chứng dị ứng.
Vì quercetin là một glycosyl (tức là liên hợp carbohydrate), nên quercetin trong chế độ ăn uống được chuyển hóa như thế nào bởi hệ vi sinh vật đường ruột và tác động tiếp theo đối với tình trạng viêm dị ứng vẫn còn đang được khám phá.
Thực phẩm giàu quercetin gồm trái cây (như táo, nho đỏ, trái họ cam quýt), rau (hành tím, hành lá, cà chua, súp lơ và các loại rau lá xanh khác), trà (như trà đen và trà xanh)… Lượng khuyến nghị quercetin hàng ngày từ 20 ~ 35 mg.