Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tin phát triển bền vững ngày 8/11: “Mở khóa” thị trường tín chỉ carbon cho Việt Nam

VOH - Hành lang pháp lý để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới

“Mở khóa” thị trường tín chỉ carbon cho Việt Nam

Việt Nam đã nhận 51,5 triệu USD từ Quỹ FCPF nhờ giảm 10,3 triệu tấn phát thải carbon trong giai đoạn 2018-2019 qua các hoạt động REDD+ như hạn chế mất rừng và tăng cường trồng rừng. Đây là khoản chi trả đơn lẻ lớn nhất từ FCPF cho các kết quả giảm phát thải được xác minh. Khoản tiền này sẽ mang lại lợi ích cho 70.555 chủ rừng và 1.356 cộng đồng sống gần rừng, thông qua kế hoạch chia sẻ lợi ích rộng rãi, minh bạch.

tin-chi-carbon-rung

Thúc đẩy chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 8/11, Hội thảo quốc gia “Chính sách Tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu” tại TP. HCM do Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước (UEH) phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khóa, Đại học Nha Trang tổ chức đã tập trung vào các sáng kiến thúc đẩy chính sách tài chính công nhằm ứng phó biến đổi khí hậu.

Chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với kinh tế - xã hội, đòi hỏi các chính sách tài khóa phù hợp để huy động nguồn lực hiệu quả. Giáo sư Sử Đình Thành, Giám đốc UEH, nhấn mạnh vai trò điều tiết và hỗ trợ phát triển bền vững của chính sách tài chính công. Tiến sỹ Lê Thị Thùy Vân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, nêu khó khăn của Việt Nam trong huy động nguồn lực tài chính cho cam kết Net-Zero vào 2050, đặc biệt khi chiến lược quốc gia về tài chính khí hậu chưa hoàn thiện và doanh nghiệp còn chưa sẵn sàng.

Dự báo thiệt hại kinh tế từ biến đổi khí hậu có thể lên đến 12-14,5% GDP vào năm 2050. Các chuyên gia đề xuất ưu tiên tài chính vào các lĩnh vực dễ tổn thương và đẩy mạnh giảm phát thải carbon trong năng lượng, nông nghiệp, giao thông, và công nghiệp chế biến.

Hành lang pháp lý để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới

Chiều ngày 7/11, Quốc hội thảo luận về Luật Điện lực sửa đổi, nhấn mạnh sự cần thiết phải cập nhật quy định nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và xu hướng năng lượng sạch. Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng cần khai thác hiệu quả nguồn điện gió gần bờ và ngoài khơi, đồng thời cần có hành lang pháp lý rõ ràng để thu hút đầu tư và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nhiều đại biểu cũng đề xuất bổ sung các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư FDI, phát triển điện khí và điện hydro xanh, nâng cao tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện quốc gia, và thúc đẩy chuyển giao công nghệ quốc tế. Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị giảm thủ tục hành chính và hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo, đảm bảo minh bạch và đồng bộ trong quá trình phê duyệt dự án.

Điện gió ngoài khơi, hydro xanh và amoniac xanh được xác định là nguồn năng lượng tương lai giúp giảm phát thải và hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững.

nang-luong-tai-tao

Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Trấn Yên: Hướng tới hiệu quả bền vững

Trấn Yên, vùng trồng tre măng Bát độ lớn nhất Yên Bái với diện tích 4.207 ha, đang khai thác kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, đạt giá trị kinh tế hơn 200 tỷ đồng mỗi năm và xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tại đây áp dụng chuỗi giá trị tuần hoàn từ trồng, chế biến đến tiêu thụ, mang lại thu nhập ổn định, giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường. Huyện Trấn Yên khuyến khích mô hình KTTH, phối hợp với doanh nghiệp để phát triển sản phẩm tái sinh, thân thiện với môi trường và hướng tới phát triển bền vững.

 

 

 

 

 

 

Bình luận