Theo Báo cáo Tài sản Hàn Quốc năm 2024 do viện nghiên cứu của Tập đoàn Tài chính KB công bố, 83,2% trong số 400 người được hỏi có tài sản trên 1 tỷ won (tương đương hơn 17 tỷ đồng) cho biết, họ có kinh nghiệm đầu tư tài sản thay thế.
Vàng và đồ trang sức đứng đầu danh sách đầu tư với 311 người lựa chọn, tương đương 77,8%.
Tiếp theo là đầu tư vào các tác phẩm nghệ thuật bao gồm tranh vẽ (20%), tài sản ảo bao gồm bitcoin và ethereum (11%), nguyên liệu thô bao gồm dầu và đồng (8,3%), sở hữu trí tuệ và bản quyền cũng như các tác phẩm nghệ thuật (6,5%) và cổ phiếu chưa niêm yết (5,5%).

Trong số những người Hàn Quốc có giá trị tài sản ròng trên 10 tỷ won, hơn 94% cho biết họ nắm giữ vàng và đồ trang sức.
Con số này là 81,9% đối với các nhà đầu tư có tài sản từ 5 tỷ đến 10 tỷ won, trong khi con số này là 66,5% đối với những người có tài sản dưới 5 tỷ won.
Nhiều người ưa chuộng tài sản an toàn vì tiềm năng mang lại giá trị lâu dài. Trong số các lý do để đầu tư vào vàng, có lý do hạn chế rủi ro mất khoản đầu tư ban đầu, được một phần ba số người được hỏi, tương đương 32,9%, nêu ra.
Vàng thỏi là loại tài sản được ưa chuộng nhất với 65,1%, tiếp theo là tài khoản vàng (36,2%) và quỹ vàng (26,3%).
Trong khi đó, các tổ chức cho vay thương mại hàng đầu tại Hàn Quốc đang dừng hoặc hạn chế bán vàng thỏi và bạc thỏi.
Điều này xuất phát từ tâm lý ngại rủi ro của các nhà đầu tư vì những bất ổn liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bằng chứng là các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang tăng lượng vàng nắm giữ.