Tiêu điểm: Nhân Humanity

Những thiết bị "ngốn" điện âm thầm và mẹo tiết kiệm

VOH - Hóa đơn tiền điện tăng vọt nhưng bạn lại không biết nguyên nhân từ đâu. Vậy hãy kiểm tra lại xem mình có đang sử dụng liên tục những thiết bị này trong thời gian dài không nhé!

Hóa đơn tiền điện là một trong những hóa đơn khiến nhiều người “chóng mặt”, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Để sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm, bạn nên biết những thiết bị nào tiêu thụ nhiều điện năng nhất trong nhà.

1. Máy điều hòa

Không phải là thiết bị có công suất lớn nhất trong nhà, nhưng máy điều hòa lại tiêu thụ lượng điện lớn nhất bởi nhu cầu sử dụng rất cao, nhất là vào mùa nắng nóng.

Nhiều gia đình thường có thói quen bật điều hòa gần như quanh năm, những ngày lạnh sẽ chuyển từ chế độ mát sang chế độ ấm để được thoải mái, dễ chịu.

Những thiết bị
Máy điều hòa nhiệt độ là thiết bị "ngốn" điện nhiều nhất - Ảnh: Internet

Mẹo tiết kiệm điện:

Máy điều hòa đặt ở nhiệt độ 26 độ C là chế độ tiết kiệm nhất.

Khi bật điều hòa, nên quay hướng gió của điều hòa lên trên để hơi lạnh luân chuyển từ trên xuống dưới, giúp nhiệt độ phòng hạ xuống nhanh hơn, nhằm tiết kiệm điện năng.

Sau một khoảng thời gian sử dụng nên vệ sinh dàn nóng và tấm lọc, bởi bụi bám quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh và tăng lượng điện tiêu thụ.

2. Bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh cũng là thủ phạm “ngốn” điện nhiều nhất. Thông thường, bình nóng lạnh gián tiếp có công suất khoảng 2.500W. Bình nóng lạnh trực tiếp có công suất từ 3.500-4.500W.

Ví dụ, bạn sử dụng bình nóng lạnh có công suất 1.50W (tương đương 1,5kW), sử dụng khoảng 3 tiếng mỗi ngày, tương đương 4,5 số điện. Vậy một tháng (30 ngày) sẽ tiêu thụ 135 số điện. Với giá điện hiện tại 2.000 đồng/kWh, một tháng bạn phải thanh toán khoảng 270.000 đồng.

Mẹo tiết kiệm điện:

Đừng bật bình nóng lạnh liên tục vì mức tiêu thụ điện năng sẽ vượt quá giá trị này. Bạn chỉ cần bật bình nóng lạnh 30 phút trước khi sử dụng. Khi đèn báo đạt nhiệt độ phù hợp thì tắt đi, có thể giúp tiết kiệm được rất nhiều điện.

3. Tủ lạnh

Một trong những thiết bị “ngốn” điện tiếp theo là tủ lạnh. Tuy công suất không quá lớn nhưng tủ lạnh hoạt động suốt đêm, chính vì thế lượng điện tiêu thụ không hề nhỏ.

Ví dụ, một chiếc tủ lạnh 150 lít, công suất 100-150W sẽ tiêu thụ khoảng 4-5kWh điện mỗi ngày. Vào mùa hè, việc làm mát sẽ khiến tủ lạnh hoạt động nhiều hơn. Mở tủ lạnh nhiều lần không đóng lại nhanh chóng cũng sẽ tốn điện hơn.

Mẹo tiết kiệm điện:

Cách duy nhất để tiết kiệm điện tủ lạnh là không nên đặt những thiết bị tản nhiệt khác như lò vi sóng, lò nướng… gần tủ lạnh, vì sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh cũng như tăng lượng tiêu thụ điện.

4. Set-top box của TV

Set-top box là thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, sau đó chuyển dữ liệu hình ảnh và âm thanh lên màn hình Tivi. Thiết bị này nằm trung gian giữa nguồn tín hiệu và tivi, nó cũng là thủ phạm khiến mức điện năng của tivi tăng lên đáng kể.

Những thiết bị
Set-top box TV có thể khiến mức điện năng của tivi tăng lên đáng kể - Ảnh: Internet

Mẹo tiết kiệm điện:

Những lúc không sử dụng Set-top box, hãy rút nguồn điện.

Xem thêm: 8 mẹo đơn giản giúp bạn sử dụng tivi “thả ga” nhưng vẫn tiết kiệm điện

5. Máy tính

Ngay cả khi đã tắt máy tính (loại để bàn và laptop) thiết bị này vẫn sẽ hoạt động này và nó "ngốn" khoảng 96W điện mỗi ngày. Nếu có thói quen để máy tính ở chế độ sleep, con số nói trên sẽ tăng lên thêm cả chục lần.

Mẹo tiết kiệm điện:

Để tiết kiệm điện, hãy tắt nguồn và rút luôn phích cắm khi bạn không sử dụng máy tính.

6. Máy sấy quần áo

Trong danh sách các thiết bị tiêu thụ điện nhiều nhất không thể bỏ qua máy sấy quần áo. Với công suất 2.000-3.000W, mỗi lần chạy khoảng một giờ sẽ tiêu tốn một lượng điện không hề nhỏ.

Mẹo tiết kiệm điện:

Để tiết kiệm, bạn nên tranh thủ những ngày nắng để phơi quần áo cho khô tự nhiên.

7. Nồi cơm điện

Nhiều người nghĩ rằng, nồi cơm điện chỉ tiêu tốn điện ở chế độ nấu, còn ủ hay hâm không gây tốn tiện. Tuy nhiên, thực tế dù bạn để nồi cơm điện ở chế độ nào thì cũng đều tiêu hao năng lượng.

Một nồi cơm điện 1,2 lít thường có công suất từ 250-400W, nếu hoạt động trong 2 giờ sẽ tiêu thụ khoảng 0,75kWh điện.

Mẹo tiết kiệm điện:

Khi không sử dụng, hãy rút phích cắm nồi cơm điện để giảm tiêu hao năng lượng.

Lau chùi vỏ nồi cơm điện thường xuyên để tránh rỉ sét, dẫn đến tăng mức tiêu thụ điện năng.

Bình luận