Chờ...

Gia trưởng là gì? Đàn ông hay phụ nữ gia trưởng là người như thế nào?

(VOH) - Khi lựa chọn người yêu hay người bạn đời, hầu như chúng ta đều sẽ không chọn những người có tính gia trưởng. Vậy gia trưởng là gì? Vì sao không một ai muốn sống chung với người gia trưởng?

Nhân gian có câu “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, tức là cha mẹ cho con hình hài nhưng tính cách của con như thế nào thì không ai có thể biết trước được. Thật vậy,  con người khi mới sinh ra giống như một tờ giấy trắng, qua thời gian từ những quan sát học hỏi mà chúng ta dần hình thành nên những nét tính cách riêng.

Và gia trưởng cũng là một phần tính cách mà con người có thể bị ảnh hưởng khi sống trong môi trường, hoàn cảnh có tồn tại tính cách này. 

1. Gia trưởng là gì?

Từ “gia trưởng” theo nghĩa gốc là chỉ người đứng đầu trong gia đình. Nhưng hiện nay, khi từ “gia trưởng” được sử dụng với ý nghĩa chỉ tính cách của con người thì nó lại mang nghĩa khác.

Điều này được đề cập đến rất nhiều ở đời sống bởi vì nó liên quan đến hạnh phúc của gia đình. Người có tính gia trưởng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân.

gia-truong-la-gi-voh-0

Cuộc hôn nhân hạnh phúc về lâu dài khi vợ chồng sống hòa thuận (Nguồn: Internet)

Gia trưởng chỉ tính cách của người đàn ông trong gia đình với một số điểm dễ nhận ra như bảo thủ, độc đoán, hay áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, thậm chí có xu hướng bạo lực. 

Tính gia trưởng được xem như là bản chất rất khó để thay đổi của một người đàn ông. Bởi vì trong cuộc hôn nhân đó, thậm chí sau một thời gian dài sống chung thì người vợ mới có thể biết chồng mình có tính gia trưởng hay không. Vì vậy, hầu hết xung đột xảy ra đều có thể do bản tính gia trưởng kia mà ra.

Khi được dùng để chỉ tính cách của người chồng, từ “gia trưởng” mang ý nghĩa tiêu cực. Nhưng khi dùng để nói về người phụ nữ lại mang nghĩa tích cực hơn. Bởi người phụ nữ gia trưởng không phải là người sĩ diện, chuyên quyền mà là người có trách nhiệm, có tính cách mạnh mẽ muốn gánh vác, chăm lo mọi thứ trong nhà. Họ đáng được ngưỡng mộ, xem trọng bởi bản chất này của mình.

Trong khi đó, xã hội ngày nay không còn sống theo tâm lý “trọng nam khinh nữ” nữa, thế nên việc một người chồng có bản tính gia trưởng không còn được ủng hộ.

Xem thêm: Lòng biết ơn có ích không? Con người sinh ra đã có lòng biết ơn hay cần phải rèn luyện?

2. Gia trưởng tiếng Anh là gì?

Khái niệm gia trưởng tiếng Anh là gì cũng được nhiều sự quan tâm từ mọi người. Bởi vì dù ở đất nước nào, thì tính cách của người chồng vẫn có những nét giống nhau. Đặc biệt, “gia trưởng” còn nói lên được một phần nào cuộc sống hôn nhân của một gia đình.

gia-truong-la-gi-voh-1

Khái niệm "gia trưởng" trong tiếng Anh (Nguồn: Internet)

Trong tiếng Anh, gia trưởng là paternalism, được định nghĩa là người đứng đầu trong gia đình, có trách nhiệm to lớn, gánh vác những việc lớn trong nhà. 

Khi sử dụng cụm từ “gia trưởng” trong tiếng Anh, nó có thể được dùng theo những cách như sau:

1. That city has a paternalistic culture.

Tạm dịch: Thành phố đó có một nền văn hóa gia trưởng.

2. Her father had a paternalistic attitude toward his peers.

Tạm dịch: Cha cô ta có một thái độ gia trưởng đối với bạn bè cùng trang lứa.

3. Her company was a classic paternalistic employer.

Tạm dịch: Công ty của cô ấy là một nhà tuyển dụng theo chủ nghĩa gia trưởng cổ điển.

4. In my district where I live, local authorities have a paternalistic and authoritarian attitude

Tạm dịch: Ở huyện nơi tôi sống, chính quyền địa phương có thái độ gia trưởng và độc đoán

5. The village where she lives was traditional, highly people-oriented, somewhat paternalistic, and a comfortable place to work.

Tạm dịch: Ngôi làng nơi cô sống đó là một ngôi làng truyền thống chú trọng nhiều về con người, hơi gia trưởng và là một nơi thoải mái để làm việc.

Xem thêm: Học cách sống tử tế để tạo ra được sức mạnh to lớn trong xã hội

3. Người gia trưởng là người như thế nào?

Việc tìm hiểu tính cách của người đàn ông gia trưởng không chỉ để hội chị em hiểu rõ hơn nhằm chuẩn bị cho việc lựa chọn người yêu, bạn đời, mà còn để cánh mày râu nhìn lại mình nhằm sửa đổi cho tốt hơn.

Cùng điểm qua một số đặc điểm nổi bậc để biết người gia trưởng là người như thế nào bạn nhé! 

gia-truong-la-gi-voh-2

3.1 Ghen tuông một cách mù quáng mà không quan tâm đến cảm xúc đối phương

Những người đàn ông gia trưởng thường có tính chiếm hữu rất cao. Anh ta sẽ tỏ ra thái độ khó chịu, ghen tuông quá thái khi thấy bạn đi với người khác giới. Người chồng gia trưởng hay suy nghĩ nhiều về vấn đề làm sao để giữ vợ mình không bị cám dỗ bên ngoài. Thậm chí những gì anh ta suy diễn trong đầu còn khiến anh ta dễ phát điên với bạn mà không màn đến cảm xúc của bạn.

Xem thêm: Ghen tuông là gì? Vì sao bạn lại ghen tuông?

3.2 Độc đoán, chuyên quyền và thích kiểm soát mọi thứ

Vợ mình ở đâu, làm gì, vào thời gian nào, với ai,… thường là những thứ mà người chồng gia trưởng quan tâm. Anh ta không thích việc mình chẳng biết gì về lịch trình của vợ, thậm chí là từ những việc nhỏ nhặt nhất. Người chồng gia trưởng thường không lắng nghe ý kiến của vợ mà muốn tự quyết định công việc theo cách của mình.

3.3 Cho mình là người đúng trong mọi trường hợp

Không nhượng bộ, không nhận lỗi là điều thường xuyên diễn ra trong mọi cuộc tranh luận nếu người vợ có chồng với tính cách gia trưởng. Rất ít khi người gia trưởng mắc lỗi mà tự nhận là mình đã sai. Với cách cư xử như vậy, người vợ thường là người nhẫn nhịn, xuống nước để mọi việc được êm xuôi. Nhưng việc gìn giữ hạnh phúc gia đình thì nên xuất phát từ hai phía mới là ổn định và lâu dài.

3.4 Có xu hướng sử dụng bạo lực trong gia đình

Bởi vì những tính cách như độc tài, ích kỷ, hay ghen tuông, thích kiểm soát nên người chồng có tính gia trưởng thường nóng nảy, có xu hướng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Đây là điều cấm kỵ trong tình yêu, và vợ con luôn là những người chịu thiệt thòi khi gặp phải người cha, người chồng như vậy. 

3.5 Không nhận sự giúp đỡ từ người khác

Bởi vì người gia trưởng luôn coi mình là “trung tâm của vũ trụ” không thích, không muốn và cũng không bao giờ hạ mình xin sự giúp đỡ. Những người gia trưởng cho rằng, nhờ người khác giúp đỡ là sự bố thí, thương hại và sẽ hạ thấp giá trị con người họ. Chính lòng tự trọng quá cao nên họ thường không chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác.

Xem thêm: Các kiểu người ích kỷ trong tình yêu – Nếu chỉ có thể yêu bản thân thì đừng nói yêu người khác!

4. Làm sao để có thể sống hòa thuận với người gia trưởng?

Nếu bắt buộc phải cùng sống chung dưới một mái nhà với người gia trưởng thì những người vợ phải làm sao để có thể sống hòa thuận với chồng của mình? Cùng tham khảo qua một số cách dưới đây!

gia-truong-la-gi-voh-3

Tình yêu thương sẽ kết nối mọi người lại với nhau (Nguồn: Internet)

4.1 Bình tĩnh lắng nghe nhưng không nhượng bộ

Trong mọi cuộc cãi vã, không có kẻ thắng người thua, vì vậy nếu cả hai vợ chồng cùng giành phần thắng về mình thì cuối cùng vẫn là rạn nứt hạnh phúc gia đình. Người vợ nếu gặp phải người chồng gia trưởng nên bình tĩnh trong việc xử lý tình huống, nhưng cũng nên lên tiếng đúng lúc chứ không nhẫn nhịn quá lâu. Bởi vì càng nhẫn nhịn, người chồng càng nghĩ là mình sắp thắng lại được nước lấn tới.

4.2 Lựa chọn thời điểm thích hợp để thỏa thuận với chồng

Trong những lúc người chồng đang bực tức, hoặc say xỉn quậy phá, thì đó không phải là thời điểm thích hợp cho những bà vợ lên tiếng. Hãy lựa chọn những lúc không khí gia đình thỏa mái để chia sẻ những điều mà hai vợ chồng cần sửa đổi để trở nên tốt hơn.

Xem thêm: Cái tôi là gì ? Bí quyết chinh phục cái tôi để nắm chắc thành công và hạnh phúc

4.3 Trở thành một người vợ tự lập, không phụ thuộc vào chồng

Sự mất cân bằng thu nhập trong gia đình, cũng như phụ thuộc vào tài chính của chồng khiến cho người vợ trở nên bị động. Từ đó, người đàn ông dễ cảm thấy mình là người có thể quyết định mọi việc, không cần phải lắng nghe ý kiến của vợ mình. Việc tự chủ tài chính sẽ giúp cho người vợ tự tin hơn vào cuộc sống mà không phải nhìn sắc mặt, thái độ của chồng để nhờ vả, phụ thuộc.

4.4 Thật lòng và kiên nhẫn với việc sửa đổi tính gia trưởng

Một gia đình hạnh phúc luôn là ước mơ của tất cả mọi người. Vì vậy, khi gặp phải trường hợp chồng mình là một người gia trưởng thì các bà vợ nên kiên nhẫn, từ từ nói chuyện với chồng để sửa dần tính cách này. Bởi người xưa có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, cần bình tĩnh và không nóng vội với những người có tính gia trưởng.

Vì một xã hội ngày một tốt đẹp hơn, cũng như là vì tương lai của con trẻ, hi vọng những người cha, người chồng hãy có trách nhiệm hơn đối với cuộc sống hôn nhân của mình. Cần xây dựng những tính cách đáng trân trọng, và loại bỏ dần tính gia trưởng đã không còn phù hợp với đời sống gia đình và xã hội hiện đại.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet