Tiêu điểm: Nhân Humanity

Những câu nói hay của Đặng Lê Nguyên Vũ, ông Vua cà phê Việt Nam

(VOH) – Sở hữu khối tài sản nghìn tỷ, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại có xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, mọi thứ hiện tại mà ông có đều được gây dựng từ hai bàn tay trắng.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, từng được National Geographic Traveller và Forbes Asia ưu ái vinh danh với cái tên “Vua cà phê Việt Nam”, ca ngợi ông là nhân vật "Zero to Hero" (từ vô danh thành anh hùng).

Thuở còn là cậu sinh viên khoa Y, đại học Tây Nguyên, ông Vũ đã nhen nhóm niềm đam mê với cà phê. Sau cùng, ông Vũ quyết định bỏ học y để đạp xe đi thu mua từng bao cà phê, vay mượn khắp nơi để khởi nghiệp với quán cà phê bé xíu 2,8 mét vuông. Và bằng đam mê cháy bỏng với thức uống này ông Vũ đã gây dựng nên đế chế cà phê không chỉ cho riêng mình mà còn mang danh tiếng cà phê Việt ra ngoài thế giới.

Bỏ qua những ồn ào đời tư, quá trình khởi nghiệp và cả những câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều lan toả nguồn năng lượng dồi dào đến người trẻ, khích lệ ý chí, tinh thần với những ai đang bắt đầu startup, với những người đang ấp ủ chuyện khởi nghiệp.

Những câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ về kinh doanh

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân tầm cỡ, từ những gì bản thân trải qua, những triết lý kinh doanh của ông thật sự sâu sắc.

nhung-cau-noi-cua-ong-dang-le-nguyen-vu-voh
 
  1. Với tôi, kinh doanh không phải chuyện mua bán tầm thường, đó là sự thu phục nhân tâm.
  2. Muốn dạy người ta làm giàu thì phải thể hiện sự giàu có. Chọn siêu xe là vì thế.
  3. Trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp như là một động lực chính cho thành công lâu dài của doanh nghiệp.
  4. Trong thế trận với nhiều tay súng thiện chiến, chắc chắn những doanh nghiệp có bản sắc, có tình yêu và lòng đam mê, có sản phẩm vượt trội sẽ giành chiến thắng trong một cuộc chơi sòng phẳng, công bằng.
  5. Nếu để định nghĩa thì tôi cho rằng, giới tinh hoa của đất nước trước nhất và trên hết phải là những nhà chính trị đích thực, những trí thức đích thực và những doanh nhân đích thực.

Xem thêm: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và những triết lý trong kinh doanh, lý tưởng sống đáng ngưỡng mộ!

Những câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ về lý tưởng, ý chí

Ở cùng một xuất phát điểm vì sao một người giàu có, một người lại không có gì? Hành động chính là yếu tố tạo nên khác biệt này. Và nguồn động lực to lớn để có thể hành động miệt mài dù cho có thất bại bao nhiêu lần chính là ở ý chí và đam mê.

nhung-cau-noi-cua-ong-dang-le-nguyen-vu-voh-1
 
  1. Nếu đặt mục tiêu xóa nghèo thì cứ nghèo mãi. Còn nếu đặt mục tiêu làm giàu thì cái nghèo tự khắc sẽ biến mất lúc nào không biết.
  2. Muốn thành công thì phải có khát vọng, muốn hạnh phúc phải phụng sự. Trách nhiệm càng cao, vinh quang càng lớn.
  3. Nếu chúng ta không ước mơ, làm sao chúng ta có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Nếu không hành động, chúng ta đừng trông chờ đến một kết quả tốt.
  4. Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được thì nước ta làm được. Ta nhất định làm được.
nhung-cau-noi-cua-ong-dang-le-nguyen-vu-voh-2
 
  1. Không dám nghĩ lớn, và nếu thấy người nghĩ lớn thì chê bai, ganh ghét. Thử hỏi, nghĩ còn không dám thì làm sao anh nói chuyện hành động?
  2. Thanh niên hiện đại khó lập chí vì họ không tin vào năng lực của mình, mà họ lại tin vào số phận. Giờ phải làm thế nào để đánh bật những tư tưởng tự ti đó ra. Cần có người thúc đẩy, thổi lửa cho họ.
  3. Dân thành phố và thế hệ thanh niên hiện tại quá yếu ớt. Mới áp lực một chút đã phải giảm stress, phải tìm kiếm sự cân bằng. Thế thì không được. Muốn phát triển, phải tự gây sức ép cho mình.
  4. Không cần phi thường, chỉ cần đồng cảm. Dĩ nhiên tôi là người nghiêm khắc, nhưng tôi cũng là người sẵn sàng tin và dám chấp nhận trả giá.

Xem thêm: Nghe Shark Hưng nói chuyện khởi nghiệp, rút kết nhiều kinh nghiệm cho bản thân

Những câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ về chữ tín, chữ ơn

Có thể nói một trong những yếu tố giúp ông Đặng Lê Nguyên Vũ tạo dựng nên sự nghiệp ngày hôm nay còn bởi ông là một người trọng chữ tín, chữ ơn. Với những ai từng giúp đỡ mình thuở cơ hàn, ông Vũ luôn khắc trong tâm một chữ “cảm”. Lúc khởi nghiệp vì gặp nhiều khó khăn, từng có một gia đình thương mà cho ông Vũ mượn 200 triệu, suốt hơn 20 năm sau đó mỗi tháng ông đều gửi cho họ 25 triệu để báo cái ơn, cái tình.

nhung-cau-noi-cua-ong-dang-le-nguyen-vu-voh-3
 
  1. Niềm tin và chữ tín của mình với người khác là cái vốn lớn nhất.
  2. Khi bạn nợ tiền một ai đó, hãy hiểu sâu sắc rằng chữ nợ ấy không thể trả bằng giấy bạc, sòng phẳng như giấy bạc.
  3. Một người cho tôi vay tiền, tôi nghĩ rằng đó là người ta mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình. Tuyệt nhiên không dám nghĩ, ít nhiều cũng không dám nghĩ người ta thừa tiền nên đôi ba đồng cái công cũng như cái kẹo.
  4. Người cho tôi bát cơm lúc tôi giàu sang chưa chắc đã vì tôi mà cho. Nhưng người sẵn sàng kéo tôi ra khỏi khó khăn tuyệt vọng thì chắc chắn họ đã yêu thương và trân quý tôi thật sự.
nhung-cau-noi-cua-ong-dang-le-nguyen-vu-voh-4
 
  1. Người ta không đòi bạn cũng chẳng phải vì người ta quên. Đồng tiền đi liền khúc ruột, họ im lặng để chờ xem sự tử tế của bạn có thật như những gì bạn đã hứa hẹn.
  2. Bạn im lặng, bạn có thể được bố thí hoàn toàn số tiền đó, người hào sảng sẽ không gay gắt với bạn như phường nặng lãi. Nhưng bạn sẽ vĩnh viễn mất đi một ân nhân, một người anh em tử tế, một niềm hy vọng, một chiếc phao cứu sinh trong những cơn đắm chìm về sau.
  3. Tôi nói với quý nhân của mình rằng, tôi nợ họ, nợ trọn đời này. Cái nợ ấy không còn đơn giản là nợ vật chất nữa. Nếu tôi không đủ tiền để trả thì tôi sẽ trả bằng sự trung thành của mình, bằng sự tận tụy của mình, thậm chí bằng cả máu và nước mắt.
  4. Bạn có thể là một người nghèo nhưng đừng làm một người bội tín hay vô ơn. Bạn có thể không đủ tiền để trả nhưng phải biết dùng miệng để giữ lại chút tín nhiệm. Bội tín chính là sự suy sụp về mặt kinh tế, bội tín cũng chính là sự thất bại nặng nề về mặt nhân cách.

Một người thành công, không chỉ ở những vật chất mà họ tạo ra và sở hữu mà còn ở nhân cách con người, cả hai phải cân bằng và song hành với nhau thì mới vẹn toàn. Có thể thấy ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một người như thế, một doanh nhân tài năng, một người trọng nghĩa tình.

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận