Tiêu điểm: Nhân Humanity

Top 10 bài phát biểu Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hay nhất

VOH - Ngoài nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong xã hội hiện đại, bài phát biểu Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 còn giúp tạo động lực để mỗi thành viên cùng chung tay xây dựng tổ ấm hạnh phúc.

       Vào những ngày cuối tháng 6, cả nước ta hào hứng chào đón Ngày Gia đình Việt Nam. Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, bài phát biểu Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 giúp truyền đi những thông điệp mạnh mẽ. Sau đây, hãy cùng VOH điểm qua một số bài mẫu ấn tượng. 

Bài phát biểu Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Thông qua bài phát biểu, các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam được tôn vinh. Song song với đó là khơi dậy niềm tự hào, tình yêu thương gia đình, thúc đẩy mọi người cùng nhau dựng xây tổ ấm hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ. 

Mẫu 1

Thưa các quý vị đại biểu!

Hôm nay, tất cả chúng ta đều rất vui mừng có mặt tại đây dự Lễ kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam lần thứ xx, ngày có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi người dân, mọi gia đình Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức để đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn dân trong việc quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Thưa các quý vị đại biểu!

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gia đình luôn giữ vai trò là tế bào của xã hội, là tổ ấm duy trì nòi giống, là thiết chế quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp. Những giá trị truyền thống quý báu như: lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu nghĩa, thủy chung, hiếu học, cần cù sáng tạo, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách... đã được các thế hệ gia đình Việt Nam gây dựng và giữ gìn, vun đắp và phát huy, để lại cho chúng ta hôm nay và con cháu mai sau như một hành trang quý báu để tiếp tục phát triển.

Thưa các quý vị đại biểu!

Đối với mỗi cá nhân người Việt Nam, gia đình luôn là cội nguồn của mọi thành công, là điểm xuất phát và nơi nương tựa để vượt qua mọi khó khăn trong công việc và cuộc sống. Gia đình cũng là chốn nương náu cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Khi đạt được thắng lợi hay thành công, sau chúng ta là gia đình. Khi gặp khó khăn hay thất bại, gia đình là nơi đem lại hy vọng và nghị lực. Gia đình Việt Nam luôn là nơi bình yên của mỗi người. Sự giáo dục, chăm sóc, thương yêu của gia đình, sự vun đắp, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho các thế hệ sau đã, đang và sẽ vẫn là nguồn lực to lớn cho sự trưởng thành của mỗi cá nhân, thúc đẩy mỗi cá nhân phải có trách nhiệm nhiều hơn đối với gia đình và Tổ quốc. Trẻ cậy cha, già cậy con là triết lý sống quý giá từ ngàn đời nay của dân tộc ta để lại. Đất nước phát triển, Tổ quốc vững bền không thể tách rời với gia đình yên ấm, con người hạnh phúc.

Tên tuổi các vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc của đất nước, từ bao đời nay, đều được hình thành từ sự giáo dục, chăm sóc, thương yêu của gia đình, của các bậc cha mẹ đã không quản khó khăn, luôn cố gắng và dành mọi điều tốt đẹp nhất để nuôi dạy con cái.

voh-phat-bieu-ngay-gia-dinh-viet-nam-28-6-2
Cắt băng khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2022 - Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Mẫu 2

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu!

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình, không khí vui vẻ khiến mọi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc.

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định việc quan tâm đến gia đình là đúng vì: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình". Theo lời Bác, ngày 28 tháng 6 năm 2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấy uỷ Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tac bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh ...... năm 20xx đã phát động chiến dịch truyền thông với chủ đề "Gia đình nguồn lực và trách nhiệm trong phòng chống bạo lực gia đình", nhằm tạo hiệu ứng tích cực nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình. Hỗ trợ nạn nhân, biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng chống bạo lực gia đình.

Năm 20xx, tỉnh ........tiếp tục tuyên truyền Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 với chủ đề "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương" với ý nghĩa trân trọng những giây phút sum họp của mọi gia đình Việt Nam bên bữa cơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm và nêu cao những giá trị vô giá của gia đình, đó là tình cảm của ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng, anh em, tôn kính bậc sinh thành, yêu thương chăm sóc con trẻ.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình!

Gia đình năm 20xx là "Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình", nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân quan đến vị trí, vai trò của gia đình, cách tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới trong gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tôn vinh những gia trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc.

Tích cực hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 28/6, mỗi người hãy tổ chức sum họp gia đình, tổ chức liên hoan gặp mặt các thành viên trong gia đình nhằm ôn lại truyền thống nề nếp gia phong là điều hết sức cần thiết và ý nghĩa, gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau, từng bước đưa "Ngày gia đình" vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.

Mẫu 3

Kính thưa quý vị đại biểu, các đồng chí và các bạn!

Trong không khí cả nước đang tổ chức nhiều hoạt động phong phú kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi người dân, mọi gia đình Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức với mục đích đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể cùng các tổ chức xã hội và toàn dân trong việc quan tâm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Thưa quý vị đại biểu!

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, từ đó góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam vẫn luôn giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, thế nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn luôn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày Gia đình Việt Nam chính là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, đây cũng chính là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

Thưa các đồng chí!

Thưa các quý vị đại biểu!

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, hạnh phúc. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, thậm chí có những thay đổi có thể làm mai một truyền thống. Thế nhưng, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Gia đình vẫn là thiết chế giữ được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Sau 19 năm được ghi nhận, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người Việt chúng ta. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên - từ đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, hướng tới sự phát triển bền vững của Gia đình và của Tổ quốc.

Cùng với sự phát triển của đất nước, theo thời gian, Ngày gia đình Việt Nam cũng dần trở thành ngày hội trên mọi miền đất nước, một nét đẹp văn hóa - nơi mà tình yêu thương và chia sẻ được tôn vinh. Các hoạt động kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam được tổ chức ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Thưa các đồng chí!

Thưa các quý vị đại biểu!

Với những ý nghĩa nêu trên, thay mặt lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã nhân kỷ niệm xx năm ngày Gia đình Việt Nam tôi xin tuyên bố phát động tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 20xx.

Xin chúc các đồng chí lãnh đạo của thị xã, các đại biểu về dự tập về tham dự lễ kỷ niệm 23 năm ngày Gia đình Việt Nam, phát động tháng hàng động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình lời chúc sức khỏe, chúc lễ phát động thành công tốt đẹp.

Mẫu 4

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình

Nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đồng thời, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá ứng xử trong gia đình, cộng đồng và toàn xã hội; Trung tâm Thông tin triễn lãm thành phố phát hành bài phát thanh tuyên truyền cổ động nhằm hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/20xx và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày 04 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/QĐ/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Đây là ngày tôn vinh truyền thống gia đình, ngày mọi người gia đình quan tâm đến nhau, xã hội hướng về gia đình, các cặp vợ chồng thấu hiểu giá trị mái ấm và cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình

Ngày nay, gia đình Việt Nam đang được xây dựng với những giá trị nhân văn tiến bộ theo tiêu chí no ấm, tiến bộ, hạnh phúc trên cơ sở thực hiện quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em. Trách nhiệm giữa nam và nữ trong công việc chăm lo đời sống gia đình được chia sẻ và tôn trọng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định các công việc quan trọng của gia đình, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ngày càng cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội, gia đình thực hiện và phát huy.

Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gia đình còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao tự do cá nhân đang tác động mạnh đến giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình. Nhiều giá trị đạo đức của gia đình đang bị mai một và có biểu hiện xuống cấp. Tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình. Tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn; mối liên kết giữa các mối quan hệ trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Không khí đầm ấm trong gia đình vì thế mà dần dần bị ảnh hưởng.

Để gia đình trở thành bến đỗ bình yên hạnh phúc, là nơi duy trì được bản sắc văn hoá, đồng thời tiếp thu được cái hay, cái mới, các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng, nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam đồng thời phải dành thời gian quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sách nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Trong đó, duy trì bữa cơm gia đình là việc làm cần thiết phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu thế phát triển của thời đại.

Kỷ niệm xx năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm nay là dịp các ngành, các cấp, các đoàn thể tuyên truyền cổ động, khuyến khích tấc cả các gia đình phải thường xuyên dành thời gian để mỗi ngày chúng ta có ít nhất một bữa cơm đông đủ các thành viên, góp phần gìn giữ, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống về gia đình Việt Nam; thực hiện bình đẳng giới, ngăn ngừa bạo lực gia đình. Đặc biệt, Ngày Gia đình Việt Nam năm nay được tổ chức vào Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình với chủ đề "Gia đình - nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình" chúng ta có thể thấy vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong sự hình thành nên hạnh phúc của mỗi người; đảm bảo giữ vững các giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

voh-phat-bieu-ngay-gia-dinh-viet-nam-28-6-3
Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại sự kiện trực tuyến "Ngày hội Gia đình yêu thương" năm 2021 - Ảnh: Vietnamnet

Mẫu 5

Thưa các vị đại biểu!

Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về trẻ em năm 2002 đã ghi nhận: gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, cần được củng cố... Không có gia đình tốt, không thể có xã hội tốt. Không có đứa con tốt, không thể có một người công dân tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: "Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt". Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách để giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, thậm chí có những thay đổi có thể làm mai một truyền thống. Tuy vậy, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Gia đình vẫn là thiết chế giữ được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Sau xx năm được ghi nhận, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên - qua đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, hướng tới sự phát triển bền vững của Gia đình và của Tổ quốc.

Cùng với sự phát triển của đất nước, Ngày gia đình Việt Nam cũng dần trở thành ngày hội trên mọi miền của Tổ quốc, một nét đẹp văn hóa - nơi mà tình yêu thương và chia sẻ được tôn vinh. Các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam ngày càng được tổ chức phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Thưa đồng chí, đồng bào.

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình. Sự phát triển nhanh chóng và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra nhiều thách thức đối với đất nước Việt Nam nói chung và với công tác gìn giữ, phát triển, xây dựng gia đình Việt Nam nói riêng. Nhiệm vụ xây dựng con người mới gắn liền với việc phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống.

Để tạo chuyển biến quan trọng cho sự nghiệp phát triển gia đình của Việt Nam, từng bước đưa "Ngày gia đình" vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam, Tôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và từng gia đình, từng cá nhân hãy có những hành động thiết thực để tôn vinh và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, trong đó tập trung làm tốt một số việc sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 20xx tầm nhìn 20xx, Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến 20xx.

Thứ hai, cần nâng cao nhận thức về vai trò hết sức quan trọng của gia đình trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Gia đình có ổn định thì cộng đồng và xã hội mới ổn định và phát triển. Các chính sách kinh tế - xã hội cần phải quan tâm tới những tác động đối với đời sống của mọi gia đình.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về gia đình; tích cực triển khai các chương trình phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương về công tác gia đình; xác định mục tiêu ưu tiên theo từng năm phù hợp với lộ trình phát triển; kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình.

Thứ tư, tăng cường thông tin, truyền thông về giá trị gia đình, về tầm quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội; chú trọng biểu dương những tấm gương tốt và phê phán những hành vi không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và với giá trị gia đình.

Thứ năm, đẩy mạnh các hoạt động của Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa và gia đình văn hóa; chú trọng nghiên cứu sự biến động của gia đình Việt Nam hiện đại, để từ đó đề xuất, xây dựng các chính sách phù hợp, hiệu quả. Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều cố gắng, mong các đồng chí tiếp tục nỗ lực, đổi mới hơn nữa để làm tốt hơn công tác quan trọng này.

Nhân ngày Gia đình Việt Nam hôm nay, thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ, sự giúp đỡ, ủng hộ quý báu của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam nói chung và trong công tác xây dựng, phát triển gia đình nói riêng.

Xin chúc các vị đại biểu, các vị khách quý, chúc đồng chí đồng bào sức khỏe, hạnh phúc, thành công.

Chúc mọi gia đình Việt Nam an vui, tiến bộ và hạnh phúc. "Hãy lấp đầy một ngôi nhà bằng tình yêu, nó sẽ trở thành một gia đình hạnh phúc".

Xin trân trọng cảm ơn.

Mẫu 6

Kính thưa quý vị đại biểu, các đồng chí và các bạn!

Hôm nay, tất cả chúng ta đều rất vui mừng có mặt tại đây để dự buổi Lễ kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam lần thứ xx, ngày có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả người dân, tất cả gia đình Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức để đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn dân trong việc quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thay mặt lãnh đạo Thị xã và Ban chỉ đạo công tác gia đình tôi xin nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu về tham dự lễ kỷ niệm xx năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/20xx), phát động và hưởng ứng tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Thưa các quý vị đại biểu!

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt giống của xã hội là gia đình".

Trải qua nhiều thế hệ gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị quý báu như truyền thống yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung hiếu nghĩa hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách được gia đình giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Thưa các đồng chí!

Thưa các quý vị đại biểu!

Ai đó đã từng nói: “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Gia đình - hai tiếng thiêng liêng trong trái tim mỗi con người, là chốn bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Gia đình chính là nơi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của con người. Chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến. Một mái ấm hạnh phúc, có lẽ đó là một ước mơ đời thường mà cũng sâu xa nhất của mỗi con người. Chính vì vậy, Ngày 04/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam và chọn tháng 6 chính là tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.. Đây thật sự là cơ hội để mỗi chúng ta, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể, địa phương đề cao trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng gia đình, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển của gia đình để tạo điều kiện mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

Sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đến công tác gia đình, góp phần nâng cao đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi gia đình. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của thị xã ta đạt được trong những năm qua càng khẳng định phong trào có bước phát triển mới cả về lượng và chất. Đã thực sự tác động tích cực vào đời sống kinh tế - xã hội, lối sống nếp sống ở khắp các cả vùng đô thị lẫn nông thôn. Các nội dung phong trào đã khơi dậy và phát huy nguồn lực xã hội, đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế - xã hội góp phần phát huy dân chủ cơ sở, ổn định chính trị, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được quan tâm đầu tư. Các hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng được phát triển; việc cưới; việc tang được chuyển dần theo hướng tiết kiệm văn minh; các hoạt động mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu ngày càng được đẩy lùi.

Thưa các đồng chí!

Thưa các quý vị đại biểu!

Lễ kỷ niệm xx năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/20xx), phát động tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức để nhận thức rõ hơn rằng gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Coi đầu tư cho gia đình chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững; Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định cũng như sự phát triển gia đình. Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện.

Với những ý nghĩa này, thay mặt lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã nhân kỷ niệm xx năm ngày Gia đình Việt Nam tôi xin tuyên bố phát động tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 20xx.

Xin chúc các đồng chí lãnh đạo của thị xã, các đại biểu về dự tập về tham dự lễ kỷ niệm xx năm ngày Gia đình Việt Nam, phát động tháng hàng động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình lời chúc sức khỏe, chúc lễ phát động thành công tốt đẹp. Chúc cho mọi gia đình Việt Nam an vui, tiến bộ và hạnh phúc.

voh-phat-bieu-ngay-gia-dinh-viet-nam-28-6-4
Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban tổ chức ngày hội gia đình Nguyễn Khắc Vĩnh phát biểu khai mạc ngày hội gia đình tỉnh Bình Phước - Ảnh: Báo Bình Phước

Mẫu 7

Thưa các quý vị đại biểu!

Theo lời Bác, ngày 28 tháng 6 năm 2000 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấy uỷ Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam, Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi dùy trì nòi giống và là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực khỏe mạnh phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Gia đình còn gắn liền với hàng xóm, cơ quan, gắn kết với nhà trường và xã hội sẽ tạo nên một nền tảng giáo dục vững chắc nhất và phát triển con người một cách toàn diện. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình. Không khí vui vẻ, đầm ấm, yêu thương và tích cực học tập, rèn luyện, hăng say lao động sản xuất khiến mọi thành viên trong gia đình đều cảm thấy hạnh phúc.

Thưa các quý vị đại biểu!

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để xây dựng đất nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 20xx, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn để phát triển sự nghiệp gia đình. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền đã chủ động rà soát, đánh giá tình hình công tác quản lý nhà nước về gia đình tại địa phương, xác định công tác gia đình là một nội dung quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên khi xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của mỗi địa phương. Nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; chú trọng và đảm bảo tốt nhất quyền con người, tăng cường công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em gái, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu chăm lo xây dựng gia đình văn hoá và vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng cơ quan văn hóa; gắn việc xây dựng gia đình với sự bình đẳng giới, quan tâm đặc biệt tới phụ nữ và trẻ em.

Thưa các quý vị đại biểu!

Gia đình không những là nơi sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống các thành viên trong gia đình và xã hội, mà còn là nơi duy trì nòi giống - sản sinh ra con người, tái sản xuất - sức lao động; là tổ ấm đầu tiên nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con người. Gia đình không chỉ là mối quan tâm của mỗi người, của những nhà nghiên cứu xã hội học, mà còn là sự quan tâm của cả một thiết chế xã hội được thể hiện qua nhận thức và hành động của Đảng, của Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, ngày nay gia đình không còn là vấn đề cá biệt, riêng lẻ nữa, mà đã trở thành vấn đề chung của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế.

Để tôn vinh “Ngày gia đình Việt Nam 28/6”, mỗi người chúng ta hãy tổ chức sum họp gia đình, tổ chức liên hoan gặp mặt các thành viên trong gia đình và chăm lo gắn kết với hàng xóm, cơ quan, nhà trường và xã hội; trong đó có sự vào cuộc chung sức của các đoàn thể chính trị xã hội; nhằm ôn lại truyền thống nề nếp gia phong, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là điều hết sức cần thiết và thật sự có ý nghĩa thiết thực, gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau để “Ngày gia đình Việt Nam 28/6” hàng năm đi vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.

Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam 28/6

Bài phát biểu khai mạc rất quan trọng bởi đây là cách trực tiếp để tạo động lực, truyền lửa cho người tham dự và toàn bộ chương trình. 

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Thưa các Chị em cán bộ Hội, Hội viên Phụ nữ và các Gia đình thân mến!

Nhằm khẳng định và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, hôm nay, trong niềm vui hân hoan hướng đến chào mừng ngày Gia đình Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố XX tổ chức Ngày hội Gia đình “...” năm 20xx. Thay mặt Ban tổ chức Ngày hội và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP XX, tôi xin bày tỏ niềm vui mừng và xin được nhiệt liệt chào đón các đồng chí lãnh đạo thành phố, các đồng chí đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, lãnh đạo các sở, ban, ngành, thành phố đã về dự Lễ khai mạc Ngày hội “...”. Xin chào mừng sự hiện diện của các gia đình hội viên phụ nữ về tham dự Ngày hội này. Xin kính gửi đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu cùng toàn thể anh, chị em lời cám ơn, lời chào mừng nồng nhiệt nhất, chúc Ngày hội chúng ta thành công tốt đẹp!

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình!

Ai đó đã từng nói: “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Gia đình - hai tiếng thiêng liêng trong trái tim mỗi con người, là chốn bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Gia đình chính là nơi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của con người. Chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến. Một mái ấm hạnh phúc, có lẽ đó là một ước mơ đời thường mà cũng sâu xa nhất của mỗi con người. Chính vì vậy, Ngày 04/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam và chọn tháng 6 chính là tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.. Đây thật sự là cơ hội để mỗi chúng ta, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể, địa phương đề cao trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng gia đình, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển của gia đình để tạo điều kiện mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

Vì vậy, chương trình Ngày hội “...” diễn ra trong ngày hôm nay với nhiều hoạt động, chúng tôi mong muốn đây thực sự là những hoạt động bổ ích không chỉ có ý nghĩa như một ngày hội mà còn có sự giao lưu, học hỏi và chia sẻ hợp tác đầy trách nhiệm giữa các gia đình đã về đây tham dự.

Đặc biệt trong chương trình hôm nay, chúng ta cũng tổ chức hỗ trợ trao phương tiện sinh kế cho phụ nữ nghèo nhằm tiếp sức giúp cho các chị em tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình!

Chính vì điều đó, chúng tôi hy vọng Ngày hội gia đình với chủ đề “...” hôm nay thật sự không chỉ là một Ngày hội đối với tất cả các gia đình, mà còn là cơ hội để các thành viên bày tỏ tình cảm yêu thương và trách nhiệm đối với những người thân của mình và sẽ là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp, ấn tượng khó phai trong Ngày Gia đình Việt Nam. Để đạt được điều này, tôi đề nghị các gia đình về tham dự trong ngày hội hôm nay nghiêm túc chấp hành đúng quy chế, thể lệ của ngày hội, hãy tự tin thể hiện hết tài năng và trí tuệ của gia đình mình nhằm hoàn thành xuất sắc các phần thi đồng thời cùng nhau giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tổ chức tốt cuộc sống tại gia đình. Bên cạnh đó, tôi cũng rất mong BGK sẽ thể hiện tinh thần làm việc khách quan, vô tư, trách nhiệm cao trong quá trình chấm thi để Ngày hội đem lại kết quả tốt nhất.

Để Ngày hội được tổ chức thành công tốt đẹp, trong quá trình chuẩn bị, Hội phụ nữ đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, sự động viên kịp thời của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các ban ngành đoàn thể các cấp, sự ủng hộ nhiệt tình và hưởng ứng của tất cả các chị em phụ nữ trên toàn thành phố. Đặc biệt xin cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ từ phía .... đã giúp chúng tôi tổ chức Ngày hội này.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn sự có mặt đông đủ của các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu, các vị khách quý cùng toàn thể chị em đã đến tham dự, động viên và cổ vũ cho Ngày hội hôm nay, xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu cùng toàn thể anh, chị em lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc Ngày hội của chúng ta thành công tốt đẹp. Tôi xin tuyên bố khai mạc Ngày hội Gia đình “...” năm 20xx.

voh-phat-bieu-ngay-gia-dinh-viet-nam-28-6-1
Nhà viết kịch, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Chương, Giám đốc Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam phát biểu khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2022 - Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

 Diễn văn tuyên truyền về Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Dưới đây là bài tuyên truyền hưởng ứng Ngày Gia Đình Việt Nam ý nghĩa mà bạn có thể tham khảo. 

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của nhiều ban ngành, nhiều tổ chức xã hội và là trách nhiệm của mỗi công dân. Mặt khác, xây dựng gia đình phát triển cũng chính là cách để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết cách chăm sóc và bảo vệ gia đình; tạo nên không khí vui vẻ khiến mọi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế -  xã hội của đất nước.

Với ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Năm 2023 tiếp tục tuyên truyền Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” gắn với Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân đến vị trí, vai trò của gia đình, cách tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới trong gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc.

Chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” đã được duy trì nhiều năm nay. Bữa cơm không chỉ đơn giản là cung cấp năng lượng cho các thành viên, mà còn là nơi tạo tình cảm yêu thương gắn bó, gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Trong nhịp sống sôi động ngày nay, bữa cơm gia đình không còn được duy trì thường xuyên, thậm chí có nguy cơ dần mất đi đối với nhiều gia đình. Thông qua chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” để nhắc nhở tất cả mọi người duy trì bữa cơm như một cách để thắp lửa cho tổ ấm của mình. Hãy trân trọng hơn những giây phút sum họp bên bữa cơm đầm ấm và hạnh phúc của gia đình. Việc chăm chút và duy trì bữa cơm gia đình chính là cách để giữ gìn hạnh phúc, mái ấm và giữ gìn nề nếp, gia phong của mỗi gia đình, trân trọng, bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam. Hãy giữ gìn bữa cơm gia đình, nó là chìa khóa bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Để hưởng ứng ngày gia đình Việt Nam 28/6, mỗi người hãy tổ chức sum họp gia đình, tổ chức liên hoan gặp mặt các thành viên trong gia đình để có thể ôn lại truyền thống nề nếp gia phong là điều cần thiết và ý nghĩa hơn bao giờ hết, qua đó gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau, từng bước đưa “Ngày gia đình” vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.

Bài phát biểu Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là một phần không thể thiếu trong ngày hội lớn của cả nước. Đây là dịp để các thành viên thêm thấu hiểu và gắn kết. Từ đó cùng nhau góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc; thúc đẩy tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại voh.com.vn - Sống đẹp.

Bình luận