Tiêu điểm: Nhân Humanity

2 nguyên chính gây viêm mũi họng cấp ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết nhanh

(VOH) - Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là bệnh khá phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị. Việc nhận biết nguyên nhân, triệu chứng sớm sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Theo thống kê tại các bệnh viện, có khoảng 50 - 70% trẻ gặp phải những vấn đề hô hấp, trong đó có tình trạng viêm mũi họng cấp. Đây là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất với rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em

ThS, BS Lý Kiều Diễm (Trưởng Khoa Nội tổng quát, BV Nhi đồng thành phố huyện Bình Chánh) cho biết, viêm mũi họng cấp là bệnh lý thường rất hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 6 tuổi. Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị viêm mũi họng cấp là:

  1. Do môi trường sống

  • Thời tiết thay đổi đột ngột. 
  • Giai đoạn chuyển mùa từ nóng chuyển sang lạnh hoặc ngược lại.

2-nguyen-chinh-gay-vem-mui-hong-cap-o-tre-em-va-dau-hieu-nhan-biet-nhanh-voh

Môi trường sống ô nhiễm là nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp ở trẻ em (Nguồn: Internet)

  • Môi trường bị ô nhiễm: khói xe, thuốc lá, bụi bẩn,...
  • Trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo, mầm non….
  1. Do vi khuẩn, virus

Ngoài những nguyên nhân do môi trường bên ngoài thì có 2 tác nhân quan trọng nhất gây viêm mũi họng cấp ở trẻ em, đó là: virus và vi khuẩn.

Các loại virus hoặc vi khuẩn thường trú ngụ ở các niêm mạc mũi, hoặc họng của trẻ. Bình thường, chúng sống ôn hòa trên cơ thể của trẻ, tuy nhiên, khi sức đề kháng của trẻ bị giảm thì những loại vi trùng này xâm nhập và gây ra các triệu chứng bệnh ở trẻ.

Trẻ bị viêm mũi họng cấp có những biểu hiện gì?

Đa số những triệu chứng khởi đầu bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ do nhiễm virus hoặc vi khuẩn thường giống nhau, bao gồm:

  • Hắt xì.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy mũi.
  • Ho.
  • Trẻ bị sốt và đặc biệt có thể sốt cao 39-40 độ C.

Những dấu hiệu nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Theo bác sĩ Lý Kiều Diễm, khi trẻ bị viêm mũi họng cấp thì điều quan trọng là cha mẹ cần phải theo dõi sức khỏe của bé. 

Nếu trẻ có những triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi nhưng nước mũi vẫn còn trong. Trẻ đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt, trẻ vẫn tỉnh táo, vẫn chơi được bình thường thì ba mẹ có thể cho trẻ ở nhà và theo dõi, bởi những triệu chứng do siêu vi thường sẽ giảm sau 3 - 5 ngày mà không cần can thiệp gì về kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm.

2-nguyen-chinh-gay-vem-mui-hong-cap-o-tre-em-va-dau-hieu-nhan-biet-nhanh-1-voh

Trẻ viêm mũi họng cấp thường bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi... và sốt (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm mũi họng cấp nhưng có những dấu hiệu sau đây thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các phòng khám có uy tín để bác sĩ có thể khám và theo dõi:

  • Trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt sốt.
  • Trẻ ho nhiều, liên tục, có những cơn ho dữ dội làm cho trẻ bị mệt… 
  • Trẻ khó thở tím tái.
  • Nước mũi trẻ bắt đầu chuyển sang xanh, đục hoặc chuyển sang màu vàng.
  • Trẻ sốt cao liên tục.
  • Trẻ nằm li bì và có những các dấu hiệu ảnh hưởng đến tri giác.

Ngoài ra, đối với những bé bị viêm mũi họng cấp nhưng sau 3 - 5 ngày các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì ba mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. 

Cách điều trị bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em 

Thông thường, trẻ bị viêm mũi họng cấp có thể khỏe sau 3 - 5 ngày nếu như sức đề kháng của trẻ tốt. Với những em bé này không nên vội vã sử dụng kháng sinh hoặc kháng viêm 1 cách bừa bãi vì có thể làm cho trẻ bị nhờn thuốc và gây ra các triệu chứng kháng kháng sinh. Ngoài ra, việc dùng thuốc không theo chỉ định bác sĩ có thể khiến bệnh trở nặng hơn, ảnh hưởng tới phế quản, thậm chí có những trường hợp ảnh hưởng đến phổi.  

2-nguyen-chinh-gay-vem-mui-hong-cap-o-tre-em-va-dau-hieu-nhan-biet-nhanh-2-voh

Không sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ một cách tùy tiện (Nguồn: Internet)

Thay vào đó, ba mẹ có thể có trẻ sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giúp trẻ bù nước và điện giải. Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp có thể thực hiện ngay tại nhà đó là:

  • Vệ sinh mũi miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc rửa bằng dung dịch nước biển sâu. Ba mẹ có thể rửa mũi cho trẻ khi trẻ bị nghẹt, 1 ngày rửa từ 1 -2 lần và đặc biệt khi trẻ bị nghẹt mũi vào giữa đêm do máy lạnh hoặc là do thời tiết chuyển mùa thì vẫn có thể xịt muỗi cho bé để bé bớt nghẹt mũi.
  • Dạy trẻ cách mà tống các dịch tiết từ mũi ra ngoài.
  • Đối với những trẻ nhỏ, ba mẹ sử dụng các cụ chuyên dùng để hút dịch tiết mũi họng cho bé. Cần lưu ý, không rửa mũi trẻ quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
  • Khi cho trẻ sử dụng các loại thuốc ho chỉ nên dùng các thuốc ho làm từ thảo dược. Nếu sử dụng các loại thuốc ho khác phải có chỉ định của bác sĩ. Không có tự ý mua thuốc ho vì sẽ rất dễ gây ra những triệu chứng nguy hiểm cho trẻ.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm phải theo toa của bác sĩ và dùng đúng liều lượng cũng như thời gian mà bác sĩ đưa ra.

Ngoài ra, việc phòng ngừa bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em cũng vô cùng quan trọng. Vì thế, ba mẹ nên dạy trẻ ý thức giữ vệ sinh cá nhân và hình thành thói quen này ngay từ bây giờ. Nên nhắc nhở trẻ rửa tay và vệ sinh thân thể thường xuyên, không chạm tay vào mắt, mũi, miệng nếu chưa rửa tay, bỏ rác đúng chỗ, tránh tiếp xúc với người bệnh để bảo vệ sức khỏe chính mình.

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn của bác sĩ từ audio bên dưới:

5 nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan và biện pháp khắc phục : Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống xuất đờm nhớt ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan thì đó lại là 1 vấn đề khác mà cha mẹ cần quan tâm.

Viêm thanh quản ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị : Thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ không kịp thích nghi sẽ dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp trên, trong đó có bệnh viêm thanh quản. Vậy viêm thanh quản ở trẻ em là bệnh gì?

Bình luận