Các chuyên gia dinh dưỡng hay cho lời khuyên chúng ta nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh “3 rau 2 quả”. Ăn đủ lượng trái cây mỗi ngày là rất quan trọng. Trái cây có cần gọt vỏ không? Vỏ trái cây có thực sự bổ dưỡng? Để giải đáp những câu hỏi trên mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:
3 loại trái cây càng bổ dưỡng khi ăn luôn cả vỏ
Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan – Trung Quốc Cai Wei'an cho biết, ngoài vitamin và khoáng chất ra, trái cây còn chứa chất phytochemical và enzyme, là những chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, nên cố gắng ăn 2 trái to cỡ nắm tay mỗi ngày và khuyến khích ăn 3 loại trái cây sau đây mà khi ăn nên ăn luôn cả vỏ:
Trái táo
"Mỗi ngày một trái táo, không cần đến bác sĩ ". Táo ngoài tác dụng tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa ra, vỏ táo còn rất bổ dưỡng. Đặc biệt, không thể không nhắc đến chất pectin có trong táo. Pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước tồn tại giữa cùi và vỏ táo. Nó có thể làm giảm cholesterol, ổn định đường huyết, cải thiện tình trạng táo bón.
Trái lê
Nước chứa trong trái lê cao tới 80%, ngoài việc bổ sung nước, giải nhiệt và làm dịu cơn khát, tăng cảm giác no, nó còn rất giàu vitamin. Ngoài ra, vỏ trái lê cũng có thể ăn được, vỏ của nó chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy vỏ lê hơi khó ăn và ăn không ngon nhưng có thể tăng lượng chất xơ ăn vào, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp đại tiện thông suốt.
Trái Kiwi
Trái kiwi có lớp lông trên vỏ cũng là một trong những loại trái cây có vỏ rất bổ dưỡng. Thế mà từ trước đến giờ, khi ăn kiwi thì hầu như ai cũng gọt bỏ lớp vỏ giàu dưỡng chất này đi rất lãng phí. Trái kiwi không chỉ giàu vitamin C mà còn giàu vitamin E và axit folic (Axit Folic là tên khác của Vitamin B9 - một loại vitamin quan trọng với con người), nếu ăn luôn cả vỏ thì càng tốt. Nên dùng dao nhỏ cạo sạch lớp lông trên vỏ trước khi ăn cả vỏ kiwi, nhưng những ai bị dị ứng với kiwi thì nên chú ý hơn khi ăn loại trái này.
Gọt vỏ trái hồng để tránh đau bụng và tiêu chảy khi ăn
Tuy nhiên, trái hồng giòn không thích hợp để ăn luôn cả vỏ. Chuyên gia dinh dưỡng Cai Wei'an cho biết, trái hồng giòn chứa β-carotene (β-Carotene là một chất hữu cơ với màu đỏ-cam mạnh, chúng có phong phú ở thực vật và trong trái cây), vitamin A, C, khoáng chất…nhưng vỏ trái hồng cũng chứa axit tannic (Tannin được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực vật ăn được và không ăn được, bao gồm vỏ cây, lá cây, các loại cây gia vị, các loại hạt, trái cây và các loại đậu.
Tannin tồn tại trong thực vật như một hợp chất giúp chống lại sâu bệnh), ăn cả vỏ có thể gây đau bụng, tiêu chảy, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt, nên gọt vỏ trái hồng giòn khi ăn.