Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bệnh tay chân miệng ở người lớn nếu còn chủ quan có thể gây chết người

(VOH) – Tay chân miệng không phải chỉ là bệnh trẻ em. Người lớn cũng có thể bị mắc tay chân miệng và gặp phải nhiều biến chứng, thậm chí tử vong.

Bệnh tay chân miệng là bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém nhưng bệnh này vẫn có thể lây sang người lớn khi sống chung, chăm sóc trực tiếp cho trẻ nếu người lớn không chủ động phòng bệnh.

Biến chứng có thể xảy ra nếu người lớn mắc bệnh tay chân miệng

Ban đầu người lớn mắc tay chân miệng có nổi nốt mụn nước ở bàn tay, bàn chân, trong miệng.

Một số triệu chứng kèm theo như bị sốt, đau họng, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.

Khi bị bệnh, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày.

Cần chú ý là  người đã từng bị mắc bệnh tay chân miệng vẫn có thể bị mắc lại.

Bệnh tay chân miệng khi mắc ở người lớn, nếu bị nặng vẫn có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và tử vong. Trường hợp có biến chứng có thể nặng nhất là di chứng về não.

>>>> Biến chứng của bệnh tay chân miệng

người lớn bị tay chân miệng vẫn rất nguy hiểm

 

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể ngăn ngừa dễ dàng hơn so với trẻ nhỏ nếu biết cách tự giữ gìn sức khỏe của mình.

Ăn nhiều trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hoặc có thể bổ sung vitamin C, nhỏ mắt nhỏ mũi hàng ngày.

Người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để tránh lây bệnh.

Khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, người lớn không được chủ quan mà cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị bệnh kịp thời.

Trong trường hợp bệnh nhẹ và phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Tuy nhiên trường hợp người bệnh gan, thận hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc loãng máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.

>>>> Nguy hiểmbà bầu cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng

>>>> Vừa khỏi bệnh tay chân miệng lại nổi mụn nước, có phải bệnh tái phát?

>>>> Đi bơi trong mùa dịch tay chân miệng-trẻ em cần chú ý

>>>> Trẻ bị tay chân miệng có cần tránh gió và nước ?

Bình luận