Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bí quyết dinh dưỡng giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật

(VOH) - Trải qua một ca phẫu thuật sẽ làm người bệnh mất sức và cần chế độ chăm sóc phù hợp để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Theo tư vấn của BS Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh (Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk) để người bệnh phục hồi thể trạng nhanh, cần lưu ý các vấn đề về dinh dưỡng khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ.

Người bệnh sau mổ cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh teo cơ, nhanh chóng hồi phục vết thương và giảm kích ứng sau phẫu thuật để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho các bệnh nhân sẽ khác nhau tùy theo loại phẫu thuật mà bệnh nhân đã thực hiện.

+ Bệnh nhân không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa: Trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần truyền dịch dinh dưỡng ngày đầu sau mổ. Sau khi phẫu thuật 1 ngày, người bệnh có thể uống sữa năng lượng cao để cung cấp đủ dinh dưỡng cùng với nước cháo. Sau khi đánh hơi được, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường các thức ăn dễ tiêu, dễ hấp thu, tiếp đó dần dần tăng số lượng và mức độ đặc.

+ Bệnh nhân có can thiệp lên ống tiêu hóa: Giai đoạn 1-2 ngày sau mổ: Bệnh nhân cần truyền dịch, bù nước, điện giải, glucid, năng lượng cần thiết. Bạn chỉ nên cho bệnh nhân uống rất ít hoặc không nên uống nếu bị chướng bụng. Trường hợp mổ ngoài hệ tiêu hoá, bệnh nhân có thể uống 50ml nước đường, nước luộc rau, nước quả mỗi một giờ. Giai đoạn 3-5 sau mổ: Lúc này, người bệnh đã có thể giảm dần truyền tĩnh mạch và ăn nhiều hơn, bắt đầu từ 500Kcal và 30g protein, cứ 1 – 2 ngày tăng 250 – 500Kcal, đến khi đạt 2.000Kcal/ngày. Bạn có thể chăm sóc bệnh nhân dùng sữa pha nước cháo, ăn thành 4 – 6 bữa.

Bệnh nhân sau phẫu thuật nên ưu tiên thức ăn mềm, bổ sung nhiều vitamin và hạn chế chất xơ.

Bí quyết dinh dưỡng giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật

Ảnh minh họa

Giai đoạn hồi phục: Khi vết mổ đã liền, bệnh nhân cần cung cấp đủ năng lượng và protein, mỗi ngày ăn thành 5-6 bữa và dùng nhiều trứng, thịt, cá, đậu đỗ, sữa chua, phô mai, trái cây để ngăn ngừa táo bón, giúp vết mổ nhanh lành, tăng cường sức đề kháng và giúp vết mổ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, bệnh nhân nên tăng cường uống sữa năng lượng cao có bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Glucoraphanin có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc; các Vitamin nhóm B, A, C, E và Kẽm, Magie, Selen… giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.

Những cách giúp bạn có thể phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật

Tập thể dục: Tập thể dục là cách giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức khỏe

Bạn hãy khuyến khích người bệnh tập thể dục vì đây là cách giúp bệnh nhân hồi phục hiệu quả và nhanh chóng. Những ích lợi mà việc tập thể dục có thể mang đến cho người bệnh là: Vừa giúp kéo giãn vừa phục hồi cơ thể… Giúp ổn định huyết áp, cải thiện cơ tim và loại bỏ chất béo không lành mạnh tích tụ trong cơ thể do đã lâu chưa được vận động. Giúp cơ bắp phục hồi nhanh hơn.

Ăn uống đúng cách: Chăm sóc bệnh nhân ăn uống đúng cách sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, bạn cần giúp người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng nhiều probiotic, chất xơ tiêu hóa, vitamin, khoáng chất và protein. Các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng xảy ra trong và sau phẫu thuật. Nên hạn chế muối và đường, đồng thời ăn thành các bữa nhỏ. Cụ thể hơn, chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chí sau:

Đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, ưu tiên bổ sung các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… để cung cấp thêm vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cũng có thể ăn thêm rau luộc tốt cho hệ tiêu hóa và hồi phục nhanh chóng.

  • Món ăn cần được chế biến mềm, dễ nuốt, xoa dịu sự mỏi mệt.
  • Đủ nước mỗi ngày để đào thải các độc tố sinh ra từ thuốc men.
  • Bổ sung chất béo thực vật, canxi từ cá và hải sản, trừ trường hợp người bệnh cao huyết áp.
  • Kiêng trứng tươi, lòng đào hoặc chưa chín để tránh nhiễm vi khuẩn Salmonella trong lòng đỏ trứng.
  • Thay thế chất béo từ mỡ động vật bằng chất béo chiết xuất từ thực vật (Plant Sterols) giúp giảm lượng cholesterol xấu đi vào máu.
  • Thực phẩm có tỷ lệ Canxi, Phốt pho, Vitamin D cân đối nhằm giúp cơ thể tăng cường hấp thụ Canxi, tạo hệ xương chắc khỏe.

Lưu ý rằng khi vừa phẫu thuật, người bệnh khó mà ăn uống theo mong muốn nên bạn có thể cho họ dùng thêm các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người bệnh. Bạn có thể chọn loại sữa năng lượng cao, dễ hấp thu với công thức bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất như Vitamin nhóm B, A, C, E và các khoáng chất Kẽm, Magie, Selen…giúp tăng sức đề kháng. Tốt nhất, nên chọn sản phẩm có bổ sung thêm Glucoraphanin – chiết xuất tự nhiên từ mầm bông cải giúp thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc cũng rất tốt cho quá trình phục hồi sau bệnh.

Bí quyết dinh dưỡng giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật

Dùng các chế phẩm bổ sung đúng cách: Để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật, bạn có thể chăm sóc người bệnh dùng thêm Multivitamin, các chế phẩm bổ sung kẽm và thuốc bổ, nhưng đảm bảo dùng đúng cách mới phát huy được hiệu quả. Đồng thời, không nên cho người bệnh dùng các chế phẩm bổ sung chứa dầu cá hoặc tỏi vì chúng sẽ cản trở quá trình hồi phục của vết thương. Tất nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc bổ sung nào.

Chăm sóc vết mổ, vết thương, sẹo…: Đây là một phần quan trọng của quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Vết mổ cần được theo dõi hàng ngày để phát hiện kịp thời các dấu hiệu nhiễm trùng, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Trước và sau khi chạm vào khu vực vết mổ, cần sát trùng tay để tránh gây nhiễm trùng vì bụi bẩn. Bạn cũng cần đảm bảo vết mổ của bệnh nhân được băng đúng cách và giữ gìn sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc bệnh nhân tránh những cử động như cười, hắt hơi bất ngờ vì có thể ảnh hưởng tới vết mổ.

Trên đây là những yếu tố bạn cần chú ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật. Chúc người nhà bạn mau chóng bình phục và luôn khỏe mạnh.

Bình luận