Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bị thủy đậu rồi có bị lại không?

(VOH) - Dù chưa hay đã từng bị thủy đậu thì câu hỏi mà không ít người luôn thắc mắc là “bệnh thủy đậu có tái phát lần 2” hay không?

Hỏi: Con tôi mắc bệnh thủy đậu khi 3,5 tuổi khi cháu đang học mẫu giáo. Hiện giờ cháu đã khỏi bệnh. Tôi nghe nói, người mắc bệnh thủy đậu rồi sẽ không bị tái lại nhưng vẫn rất lo lắng vì cháu đi học, tiếp xúc nhiều bạn – tôi sợ cháu có thể lây bệnh thủy đậu từ bạn và phát bệnh thủy đậu trở lại. VOH có thể tư vấn giúp tôi xem bệnh thủy đậu có tái phát không và sau khi mắc bệnh thủy đậu con tôi có cần tiêm phòng nữa không? (Bichthi987@...)

Trả lời: Thủy đậu là bệnh ngoài da do vi rút varicella-zoster gây ra. Thời gian ủ bệnh kéo dài 10 - 14 ngày và khi phát bệnh, da sẽ phát ban, nổi mụn nước, tập trung nhiều ở vùng mặt và ngực. 

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính không quá nguy hiểm nhưng dễ lây lan cho người khác, đồng thời nếu không chăm sóc kĩ lưỡng có thể gây ra những biến chứng thường thấy như sẹo lõm, rỗ hoặc nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não, viêm khớp..., nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn tới tử vong.

bệnh thủy đậu, tái phát bệnh thủy đậu, tiêm phòng thủy đậu, zona thần kinh, biến chứng thủy đậu

Người mắc bệnh thủy đậu có thể bội nhiễm da ở các vết mụn nếu không được chăm sóc kĩ (Ảnh: Balance Me Beautiful)

Bệnh thủy đậu có tái phát không?

Một người có thể bị vi rút varicella-zoster (gây bệnh thủy đậu) tấn công cơ thể nhiều lần nhưng chỉ gây bệnh thủy đậu một lần trong đời.

Theo thống kê, trên thế giới rất hiếm trường hợp bị tái phát thủy đậu bởi sau khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể tự tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, vi rút gây bệnh sẽ đi sâu vào các rễ thần kinh và tồn tại ở đó, chờ đợi lúc hệ miễn dịch suy yếu để tái hoạt động trở lại và gây bệnh zona.  

Trường hợp hiếm có thể xảy ra, đó là số rất ít người có thể bị tái phát thủy đậu lần 2, con số này chiếm 10 – 20% trong số người đã bị nhiễm thủy đậu. Nguyên nhân do kháng thể sinh ra và tồn tại không đủ mạnh để phòng chống bệnh. Điều này tương tự như chích ngừa thủy đậu, không phải tất cả các trường hợp chích ngừa đều có thể phòng chống bệnh.

Theo thống kê, khoảng 70 - 90% số người được tiêm vắc xin thủy đậu sẽ miễn dịch hoàn toàn với bệnh thủy đậu, những người còn lại nếu vẫn bị thủy đậu thì triệu chứng bệnh sẽ nhẹ và kéo dài ít ngày hơn.

Nếu con bạn đã mắc bệnh và được các bác sĩ chẩn đoán là mắc thủy đậu thì không cần đi tiêm nữa nhưng nếu bạn kĩ tính, thì cho con đi tiêm phòng thủy đậu cũng không sao. Việc tiêm phòng trong trường hợp này không gây hại nhưng khả năng phòng bệnh có thể tốt hơn và bạn cũng sẽ yên tâm hơn.

>>> Bệnh thủy đậu ở trẻ em – Những điều cần phải biết

>>> Phát hiện bệnh thủy đậu (phỏng dạ) qua các triệu chứng

>>> Cảnh giác: Ngoài ngứa và sẹo, biến chứng bệnh thủy đậu gây vô sinh, bội nhiễm?

Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị zona nữa không?

Zona là bệnh ngoài da gây nên bởi chủng vi rút có tên Varicella-zoster - cùng loại với bệnh thủy đậu. Khoảng 10% bệnh nhân bị thủy đậu có khả năng mắc bệnh zona sau này, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ cao như: người trên 45 tuổi, người ghép thận hay ghép tủy xương, người nhiễm HIV/ADIS…

bệnh thủy đậu, tái phát bệnh thủy đậu, tiêm phòng thủy đậu, zona thần kinh, biến chứng thủy đậu

Zona thường chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể (Ảnh: Hello Bacsi)

Zona cũng xuất hiện dưới dạng mụn nước như thủy đậu, ban đầu mọc thành từng chùm nhỏ li ti tại một số vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, mụn zona thường chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể do chúng gây tổn thương các rễ thần kinh cùng phía (một bên lưng, một bên ngực, một bên mắt).

Các mụn này gây bỏng rát, nhức nhối như kim châm hoặc kiến cắn, rất khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên các mụn nước sẽ tự lành sau vài ba tuần nếu cơ thể người bệnh có sức khỏe tốt. Khi sắp lành, các vết da phồng rộp sẽ tạo thành vảy cứng, bong ra và mất dần đi nếu không bị bội nhiễm; một số trường hợp sau khi khỏi, khu vực mọc zona sẽ để lại sẹo sẫm màu, gồ ghề hơn trước.

Trường hợp mắc zona nặng hơn có thể bị sốt cao, nổi hạch và đau ở vùng lân cận sát với vị trí bị zona, song không có khả năng gây ra biến chứng nặng, ngoại trừ trường hợp zona mọc ở khu vực mắt gây loét giác mạc, mù lòa.

Bệnh zona có tính lây lan cao thông qua tiếp xúc gần da từ người bệnh sang người khỏe mạnh hoặc bệnh nhân dùng chung, để chung quần áo, khăn tắm, chậu rửa mặt, chậu tắm gần đồ dùng của người thân trong gia đình…

Theo thống kê, số người bị zona tái phát bệnh zona lần 2 chiếm khoảng 5,7-6,2%.

* Mắc bệnh thủy đậu không được ăn gì? Có được ra ngoài trời gió không? Hãy đón xem bài 10 của loạt bài này “Những thứ cần phải kiêng 100% khi mắc bệnh thủy đậu”.

Bệnh thủy đậu có lây không ? Lây qua đường nào ?: (VOH) - Bệnh thủy đậu (trái rạ, phỏng dạ, bỏng dạ) là bệnh truyền nhiễm và thường bùng phát khi thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều cuối mùa xuân.
Bệnh thủy đậu là gì? Phân biệt bệnh thủy đậu, phỏng dạ, trái rạ và đậu mùa?: (VOH) - Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter. Đây là bệnh lành tính nhưng rất dễ gây ra nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Bình luận