Tiêu điểm: Nhân Humanity

Cập nhật dịch Covid-19 ngày 17/3: Mỹ bắt đầu thử nghiệm vaccine phòng SARS-CoV-2

(VOH) - Ngày 16/3, Mỹ tuyên bố đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 trên người nhằm đánh giá tác dụng của một "ứng cử viên" vaccine phòng virus SARS-CoV-2.

Dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành tại châu Âu, khiến số người mắc bệnh và tử vong tăng lên bàng hoàng sau mỗi giờ. Tại Mỹ, vắc-xin ngừa COVID bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng, trong khi bang đầu tiên đã áp đặt lệnh giới nghiêm và chính quyền đang thảo luận đề xuất áp đặt giới nghiêm trên toàn quốc.

Theo thống kê của Bộ Y tế, cập nhật lúc 19g15 ngày 16/3/2020, thế giới đã có 173.162 người mắc, trong đó 6.665 người tử vong. Riêng Việt Nam đã là 61 trường hợp mắc COVID-19.

Italy đang là "ổ dịch" lớn nhất trên thế giới, là nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do dịch COVID-19 ngoài Trung Quốc đại lục. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại Italy đã lên mức 77 người/1.000 ca nhiễm, gần gấp đôi so với mức 39,7 của Trung Quốc, và cao hơn nhiều so với mức 56,9 người/1.000 ca nhiễm của Iran. Một điểm khác biệt là độ tuổi trung bình của bệnh nhân tử vong và dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Italy rất cao, lên tới 79,4 tuổi.

Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thảo luận đề xuất áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc. Kênh CNN cho biết, đã có những cuộc thảo luận tích cực trong nội bộ Nhà Trắng nhằm thúc đẩy một lệnh giới nghiêm, theo đó những hoạt động kinh doanh không thiết yếu như trung tâm mua sắm, nhà hàng, quán bar... được khuyến khích đóng cửa vào một giờ nhất định hằng đêm. Các cửa hiệu tạp hóa và hiệu thuốc có thể được miễn trừ khỏi lệnh này. Trong khi đó, New Jersey đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ ban bố lệnh giới nghiệm, hạn chế hoạt động đi lại từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau.

Một trong những điểm sáng tại Mỹ giữa cơn đại dịch là nước này ngày 16/3 tuyên bố đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 trên người nhằm đánh giá tác dụng của một "ứng cử viên" vaccine phòng virus SARS-CoV-2. Chương trình thử nghiệm lâm sàng diễn ra tại Viện Nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington ở Seattle, bang Washington trong thời gian khoảng 6 tuần. Bên cạnh đó, nhà sản xuất dược phẩm Regeneron của Mỹ và tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi cùng ngày tuyên bố đã bắt đầu các cuộc thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc mới dành cho những bệnh nhân COVID nặng. 

Ảnh minh họa

Tại Pháp, trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận thêm hơn 1.200 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 lên 6.633 ca và 148 người đã tử vong. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tối 16/3 đã công bố hàng loạt biện pháp mạnh mẽ hơn nữa nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2. Ông Macron cho rằng, nước Pháp “đang ở trong tình trạng chiến tranh”, đối mặt với kẻ thù “vô hình, khó nắm bắt”. Ông tuyên bố, hoạt động di chuyển và tiếp xúc sẽ bị hạn chế ở mức tối thiểu kể từ trưa 17/3 và kéo dài trong ít nhất 15 ngày trên toàn lãnh thổ. Vòng 2 của cuộc bầu cử địa phương, dự kiến diễn ra ngày 22/3, sẽ được hoãn. 

Bỉ cũng ghi nhận 197 ca mới mắc bệnh COVID-19, nâng tổng số lên 1.058 ca, trong đó 10 người tử vong. Bắt đầu từ ngày 14/3, Bỉ đã kích hoạt kế hoạch khẩn cấp cho các bệnh viện, theo đó, những đơn vị này ngừng vô thời hạn các ca tư vấn, thăm khám và phẫu thuật không khẩn cấp.

Tại Đức, Tổng thống Steinmeier đã nêu 3 nhiệm vụ cần làm hiện nay để ứng phó với dịch bệnh, trong đó nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2, không để hệ thống y tế Đức quá tải với những ca nhiễm mới đang ngày càng gia tăng. Nhiệm vụ thứ hai là có những biện pháp để đưa nền kinh tế Đức vượt qua những hậu quả về kinh tế do dịch bệnh gây ra. Và nhiệm vụ thứ ba là gắn kết châu Âu. Đến nay, trên cả nước Đức ghi nhận 7.241 ca nhiễm SARS-CoV-2 với 15 trường hợp tử vong. Đức cũng đã áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới với Áo, Đan Mạch, Pháp, Luxembourg và Thụy Sĩ. 

Trong khi đó, Chính phủ Anh vẫn chưa áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ như các nước châu Âu khác, bất chấp dịch COVID-19 đang lan rộng. Tuy nhiên, phát biểu trên kênh truyền hình BBC, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock khẳng định London sẽ công bố các biện pháp khẩn cấp trong ngày 17/3, dự kiến gồm lệnh cấm tụ tập đông người. Theo một số nguồn tin được truyền thông sở tại đăng tải, một số biện pháp khác được cân nhắc như yêu cầu những người trên 70 tuổi cách ly chặt chẽ ở nhà hoặc các trung tâm chăm só43c trong 4 tháng. Hiện đã có tổng cộng 55 ca tử vong do dịch COVID-19 tại Anh trong số 1.5 ca nhiễm. 

Bình luận