Tiêu điểm: Nhân Humanity

Một số thực phẩm tốt cho trẻ ở giai đoạn ăn dặm

(VOH) - Sau giai đoạn bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung thực đơn ăn dặm để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Khi trẻ ở giai đoạn ăn dặm, cần bổ sung những thực phẩm nào để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất?

Trẻ tròn 6 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn ăn dặm. Ngoài việc tìm hiểu các phương pháp ăn dặm, thì lựa chọn các loại thực phẩm ăn dặm cho bé sẽ giúp cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển tối ưu.

1. Các thực phẩm cho bé ăn dặm ở giai đoạn đầu 

Có rất nhiều loại thực phẩm có thể sử dụng trong các bữa ăn dặm của trẻ khiến nhiều mẹ bối rối vì không biết nên lựa chọn thực phẩm nào mới là tốt nhất cho con. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng đã gợi ý một số thực phẩm ăn dặm tốt cho bé ở giai đoạn đầu tiên để mẹ có thể tham khảo:

1.1 Việt quất

top-8-thuc-pham-cho-be-an-dam-giai-doan-dau-ngon-bo-duong-voh

Việt quất là một trong những thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm (Nguồn: Internet)

Thành phần các chất chống oxy hóa và flavonoid có trong quả việt quất rất tốt cho mắt và cho sự phát triển trí não của trẻ. Ngoài ra, do giàu chất xơ nên việt quất còn giúp ngăn ngừa táo bón.

Mẹ có thể cho trẻ ăn việt quất bằng cách xay nhuyễn hoặc có thể cho thêm một muỗng nhỏ sữa chua.

1.2 Rau cải

Đa số các loại rau cải đều nằm trong nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm lành mạnh. Trong đó, cải xoăn Kale là một lựa chọn tốt vì trong thành phần loại cải này có chứa nhiều chất sắt và axit folic (là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9, cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào).

Ngoài ra, củ dền hoặc cải bó xôi...cũng là những thực phẩm rất tốt cho trẻ.

1.3 Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ, canxi và axit folic, có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Các loại cháo ăn dặm nấu cùng bông cải xanh sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của trẻ về lâu dài.  

1.4 Quả bơ

top-8-thuc-pham-cho-be-an-dam-giai-doan-dau-ngon-bo-duong-1-voh
Bơ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp phát triển trí não trẻ (Nguồn: Internet)

Quả bơ chứa rất nhiều beta-sitosterol, là một hợp chất làm giảm tỉ lệ cholesterol. Ngoài ra, các chất có trong bơ còn giúp phát triển trí não nên thường được nhiều mẹ lựa chọn trong thực đơn ăn dặm của trẻ.

1.5 Thịt

Trong thực đơn ăn dặm trẻ 8 tháng tuổi đã có thể thêm được các loại thịt, cá để bổ sung chất sắt và kẽm. Tuy nhiên, các món ăn dặm làm từ thịt cần phải hầm thịt cho thật chín, thật mềm và cho trẻ ăn cả phần thịt lẫn nước hầm thịt mới có thể hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng.

1.6 Các loại đậu

top-8-thuc-pham-cho-be-an-dam-giai-doan-dau-ngon-bo-duong-2-voh
Các loại đậu là thực phẩm ăn dặm tốt cho trẻ nhờ có chứa nhiều protein và sắt (Nguồn: Internet)

Đậu là một trong những thực phẩm ăn dặm tốt cho trẻ, nhờ có chứa nhiều protein và sắt. Đây cũng là sự thay thế tối ưu cho thịt hoặc cá. Các loại đậu thường được sử dụng là đậu tằm, đậu lăng, hoặc đậu xanh.

1.7 Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm lành mạnh chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sức khỏe. Trẻ ăn sữa chua có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, đặc biệt giúp trẻ phát triển xương, răng chắc khỏe.

1.8  Bí đỏ (bí ngô)

Bí đỏ được coi là “thực phẩm vàng” bởi chứa nhiều các vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của cơ thể. Dù mẹ đang áp dụng phương pháp ăn dặm nào thì bí đỏ cũng là lựa chọn hàng đầu cho các món ăn dặm của trẻ.  

Lưu ý: Các thực phẩm cho trẻ ăn dặm cần được nấu nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn trước khi cho trẻ ăn (ngoại trừ sữa).

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần có gì?

2. Gợi ý bảng thực phẩm cho bé ăn dặm theo giai đoạn

Trong thực đơn cho trẻ ăn dặm, mỗi một giai đoạn sẽ có những loại thực phẩm phù hợp. Việc cho trẻ ăn đúng thực phẩm theo giai đoạn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển và hoàn thiện hơn.

Dưới đây là một số gợi ý về liều lượng các loại thực phẩm cần được cung cấp đủ cho cơ thể để bé phát triển tốt:

2.1 Trẻ 6 – 7 tháng

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ được tập ăn dặm 1 – 2 bữa/ngày với bột loãng và đặc dần theo từng ngày.

Lượng ăn dặm cụ thể mỗi ngày là:

  • Bột gạo: 10 - 20g
  • Rau xanh: 20g
  • Bú sữa mẹ/sữa công thức: 600 – 700ml

2.2 Trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi

Bé bú mẹ/sữa công thức, thêm 2 – 3 bữa bột đặc, nước hoa quả nghiền và các đồ ăn dặm cho các bữa phụ như váng sữa, sữa chua, caramel...

Lượng ăn dặm cụ thể mỗi ngày là:

  • Bột gạo: 40 – 6-g
  • Thịt (cá thịt trắng, thịt đỏ, tôm...): 40 – 50g
  • Dầu ăn dành cho trẻ ăn: 1 – 2 thìa
  • Bú sữa mẹ/sữa công thức: 500 – 600ml
top-8-thuc-pham-cho-be-an-dam-giai-doan-dau-ngon-bo-duong-3-voh
Ở từ giai đoạn định lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn sẽ khác nhau (Nguồn: Internet)

2.3 Trẻ từ 10 – 12 tháng

Bé tiếp tục bú sữa mẹ/sữa công thức. Ăn dặm với bột đặc, cháo nấu nhừ, hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn dặm cho bữa phụ là váng sữa, sữa chua, kem, caramel...

Lượng ăn cụ thể mỗi ngày là:

  • Bột gạo: 60 – 80g
  • Thịt (cá, tôm): 60 – 80g
  • Rau xanh: 60g hoặc hơn
  • Dầu mỡ: 7 – 8 thìa cà phê
  • Bú sữa mẹ/ sữa công thức: 500 – 600ml

2.4 Trẻ từ 1 – 2 tuổi

Bé bú mẹ và ăn 3 – 4 bữa cháo/cơm/mì trong 1 ngày. Kèm theo đó, bé sẽ ăn thêm các loại hoa quả cắt miếng nhỏ hoặc các loại đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem, caramel....

Lượng ăn cụ thể mỗi ngày là:

  • Gạo: 100 – 200g
  • Thịt (cá, tôm...): 100 – 200g
  • Rau xanh: 50 – 80g
  • Dầu mỡ: 20 30g
  • Hoa quả: 100 – 150g
  • Bú sữa mẹ/sữa công thức: 400 – 500ml

Đây là lượng thức ăn được tính theo ngày, mẹ phải chia nhỏ lượng thức ăn dựa vào số cữ ăn của bé trong ngày.

Lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm sẽ góp phần quyết định đến sự yêu thích của bé đối với các loại thức ăn về sau. Vì thế, mẹ hãy cố gắng sử dụng các loại thực phẩm an toàn với bé theo từng giai đoạn với định lượng phù hợp để bé tiếp nhận thức ăn với tâm thế vui vẻ, hào hứng và hấp thu tốt nhất những chất có trong thực phẩm.

Xem thêm

Bình luận