Tiêu điểm: Nhân Humanity

Phác đồ "chuẩn" điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính - mạn tính

(VOH) - Người lớn và trẻ em đều có thể bị viêm phế quản cấp tính hoặc mạn tính. Cần chú ý cách điều trị để không làm bệnh chuyển biến nặng.

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào và thời tiết nào, đặc biệt là trẻ ở thành thị. Trẻ ở nơi tập trung dân cư đông đúc thì tỉ lệ bệnh còn cao hơn.

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm thoáng qua của khí quản và phế quản lớn, được biểu hiện đầu tiên bởi ho, nguyên nhân thường gặp là do nhiễm siêu vi. Bệnh tự hết trong vòng 28 ngày dù không điều trị.

* Điều trị viêm phế quản cấp tính

Nguyên nhân viêm phế quản cấp tính

Do siêu vi: là nguyên nhân chính bao gồm: RSV, Haemophilusinfluenza a và b, Parainfluenza virus, Adenovirus, Rhinovirus, Paramyxovirus.

Do vi trùng: Streptococcus pneumonie, Staphylococcusaureus, Haemophilus influenza và mycoplasma pneumonie.

Nhiễm Chlamydia lúc sinh có thể gây viêm khí phế quản cấp và viêm phổi ở trẻ nhỏ vài tuần tuổi.

Điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Ở thể nhẹ, chủ yếu điều trị triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi tại giường, uống đủ nước.

Không cần dùng kháng sinh.

Khi ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể dùng các thuốc giảm ho

Bị sốt dùng thuốc giảm đau, hạ sốt.

Ở thể nặng viêm phế quản cấp, nếu ho kéo dài và khạc đờm mủ trên 7 ngày, cơ địa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc có viêm mũi mủ, viêm amiđan, viêm VA, viêm tai giữa phối hợp thì dùng kháng sinh.

Thời gian điều trị kháng sinh 7 - 10 ngày kết hợp với thuốc long đờm có Acetylcystein

Khi có dấu hiệu co thắt phế quản: dùng thuốc giãn phế quản đường phun hít hoặc khí dung.

Lưu ý bất kỳ trường hợp nào dùng thuốc cũng cần tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho trẻ bằng cách: Cho trẻ tránh khói thuốc lá, tránh tiếp xúc khói bụi trong nhà, tránh môi trường ô nhiễm.

Giữ ấm vào mùa lạnh.

Trong các trường hợp sau cần phải cho trẻ nhập viện:

Trẻ bị khó thở, co kéo cơ hô hấp phụ, nhịp thở > 25 lần/phút.

Sau điều trị kháng sinh 10 - 15 ngày, bệnh nhân còn ho khạc đàm nhiều.

Điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính ở người lớn

Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi không cần điều trị.

Điều trị triệu chứng:

Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.

Giảm ho, long đờm: ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể cho các thuốc giảm ho. Nếu ho có đờm dùng thuốc long đờm có acetylcystein

Nếu có co thắt phế quản dùng thuốc giãn phế quản cường ở đường phun hít (salbutamol, terbutanyl) hoặc khí dung salbutamol hoặc uống salbutamol

Bảo đảm đủ nước uống, dinh dưỡng.

Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp đơn thuần ở người bình thường.

Chỉ định dùng kháng sinh khi:

Ho kéo dài trên 7 ngày.

Ho, khạc đờm mủ rõ.

Viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặngnhư suy tim, ung thư. Chọn kháng sinh tùy thuộc mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương.

Có thể dùng kháng sinh như Ampicillin, amoxicillin, Cephalosporin, Cefuroxim, Macrolid

Điều trị bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.

Bệnh viêm phế quản cấp tính mạn tính

* Điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm, tăng tiết nhầy mạn tính ở lớp niêm mạc phế quản gây ra triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm liên tục, kéo dài ít nhất 90 ngày/năm hoặc 2 năm liên tiếp. Bệnh lý này thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già, người nhiễm trùng hô hấp,…

Ngoài sử dụng thuốc thì phương pháp giữ vệ sinh đường thở như tránh hít phải khói thuốc, bụi bẩn bằng cách đeo khẩu trang, tránh nhiễm lạnh cơ thể. Đồng thời cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin C, khoáng chất, chất xơ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính

Việc điều trị cần hết sức kiên trì và phải có phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Đối với trẻ em, cần hết sức tuân theo yêu cầu của bác sĩ. 

Nếu bệnh viêm phế quản mạn tính ở dạng đơn thuần tức là chỉ ho, khạc đờm mức độ vừa phải, đờm không có mủ và nguyên nhân là hút thuốc lá thì hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, nếu bệnh có biểu hiện chuyển sang giai đoạn nặng hơn như khó thở, tức ngực thì việc điều trị khỏi hẳn là rất khó.

Hiện nay, chữa viêm phế quản mạn tính có nhiều cách như dùng kháng sinh thế hệ mới, thuốc chống viêm trực tiếp vào đường thở. Tránh tuyệt đối trong quá trình chữa bệnh không sử dụng thuốc giảm ho bởi có thể gây chất bẩn, di vật, đờm nhầy ứ động lại trong phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất nguy hiểm.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng được khuyên uống nhiều nước để việc cải thiện dấu hiệu ho, khạc đờm nhiều. Có thể dùng thuốc long đờm, thuốc giảm ho,… khi được chỉ định.

>>>> Phòng tránh nguy cơ lây lan bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và người lớn

>>>> 3 chú ý chăm sóc cho trẻ mắc bệnh viêm phế quản

Bình luận