Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Phòng tránh nguy cơ lây lan bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và người lớn

(VOH) - Về cơ bản, viêm phế quản không phải là một căn bệnh nguy hiểm chết người, tuy nhiên do là bệnh đường hô hấp nên hoàn toàn có khả năng lây nhiễm, thậm chí tạo thành dịch.

Bệnh viêm phế quản có lây không ?

Viêm phế quản là hậu quả của những đợt tấn công bởi vi khuẩn gây hại khiến đường hô hấp bị tổn thương. Căn bệnh này thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỷ lệ nhiều nhất là ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu.

Viêm phế quản ở trẻ thường gây ra những cơn ho kéo dài, đau rát họng, kèm theo sốt cao…bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là tình trạng thiếu oxy có thể dẫn đến ngất xỉu thậm chí là tử vong.

Khi tiếp xúc với người bệnh viêm phế quản, người bình thường có nguy cơ hít phải những vi khuẩn gây bệnh được phát tán qua đường thờ, qua hắt hơi, hoặc các dịch hô hấp như đờm, nước bọt... từ đó sẽ hình thành ổ bệnh và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Cách phòng tránh lây lan bệnh viêm phế quản

Về cơ bản, phương thức hiệu quả nhất để phòng bệnh các đường hô hấp là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

Với người khỏe mạnh, cần phải đeo khẩu trang y tế khi vào khu vực có nguy cơ như những nơi có môi trường khói bụi độc hại, môi trường lạnh, ẩm hoặc các khu điều trị, hay khi cần tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Đeo khẩu trang là biện pháp phòng bệnh đường hô hấp một cách hiệu quả voh.com.vn

Đeo khẩu trang là biện pháp phòng bệnh đường hô hấp một cách hiệu quả

Với các bậc cha mẹ, có thể chủ động phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ bằng các biện pháp:

- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh. Nâng sức đề kháng của bé bằng việc ăn đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ, uống sữa, bổ sung vào chế độ ăn uống của bé các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B12, C, D, Folate, Canxi, Sắt, Magiê.

- Giữ ấm vùng hầu, cổ khi thời tiết lạnh với khăng choàng cổ, khẩu trang hoặc các loại kẹo có tinh dầu thảo dược như: tần, gừng, tràm, bạc hà.

- Tránh cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị nhiễm siêu vi.

- Không để bé dầm mưa, chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều .

- Rửa tay bé thường xuyên với xà bông diệt khuẩn đối với các bé đi nhà trẻ hoặc đến các khu vui chơi đông người.

- Bảo đảm vệ sinh ăn uống cho trẻ, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.

- Sát trùng cổ họng cho bé mỗi ngày bằng nước muối.

Với người mắc viêm phế quản mạn tính cần chủ động bỏ hút thuốc, tránh lạnh, tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng nước súc miệng, dung dịch nhỏ mũi. Nên tiêm vaccin phòng chống bệnh cúm.

Điều trị triệt để bệnh tai mũi họng. Nâng cao thể trạng bằng tập thể dục đều đặn hàng ngày ở nơi thoáng khí; dùng vitamin A, C, E. Ăn uống đầy đủ, tránh các loại thức ăn gây dị ứng.

Người viêm phế quản mạn tính nên chủ động bỏ thuốc lá voh.com.vn

Người viêm phế quản mạn tính nên chủ động bỏ thuốc lá

>>>> 3 chú ý chăm sóc cho trẻ mắc bệnh viêm phế quản

>>>> Phác đồ "chuẩn" điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính - mạn tính