Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Sự thật ít biết về các chất làm ngọt nhân tạo

(VOH) - Chất làm ngọt nhân tạo là các chất hóa học được sử dụng thay cho đường để làm ngọt các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo thấp hoặc không có calo.

Sự thật ít biết về các chất làm ngọt nhân tạo 1

Chất làm ngọt nhân tạo không xấu như nhiều người nghĩ (Ảnh minh họa: webmd)

Là chất ngọt lành mạnh?

Chất ngọt có an toàn hay giúp cơ thể khỏe mạnh? Các nhà sản xuất thực phẩm khẳng định, chất tạo ngọt giúp ngăn ngừa sâu răng, kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm lượng calo.

Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) đã khẳng định, một số chất làm ngọt như xylitol, sorbitol và sucralose (có thể ngọt gấp 320 – 1.000 lần đường cát thông thường) không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và kiểm soát lượng đường trong máu.

Chuyên gia dinh dưỡng Dietitian Emma Carder nói: "Nghiên cứu về các chất làm ngọt cho thấy sự hoàn toàn an toàn để ăn hoặc uống hàng ngày như là một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh".

Cô cũng nói rằng, chất làm ngọt có thể thay thế đường và thực sự hữu ích cho những người bị bệnh tiểu đường, những người quan tâm tới lượng đường huyết mỗi ngày và vẫn thưởng thức món ăn ưa thích của họ.

Tuy nhiên, chất tạo ngọt được khuyến cáo rằng việc sử dụng có thể có tác dụng kích thích sự thèm ăn, do đó, có thể đóng một vai trò trong việc tăng cân và béo phì. Tin vui là, có rất ít bằng chứng từ các nghiên cứu dài hạn để cho thấy rằng chất ngọt dẫn đến tăng lượng năng lượng và góp phần vào nguy cơ béo phì.

Chất làm ngọt đang được sử dụng khắp nơi

Chất này được tìm thấy trong hàng ngàn sản phẩm, từ đồ uống, các món tráng miệng và đồ ăn chế biến sẵn, đến bánh ngọt, kẹo cao su và kem đánh răng.

Dựa trên sự an toàn cho người sử dụng, một số các chất làm ngọt được sử dụng phổ biến đã được phê duyệt để sử dụng ở Anh là: aspartame, đường cát, sorbitol, stevia, xylitol…

Sự thật ít biết về các chất làm ngọt nhân tạo 2

Chất tạo ngọt đang được sử dụng khá phổ biến (ảnh: NHS)

Cả hai Viện nghiên cứu ung thư Anh và Viện ung thư quốc gia Mỹ cho biết, chất tạo ngọt không gây ra ung thư. "Những nghiên cứu lớn nhìn vào những người hiện nay đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng các chất làm ngọt nhân tạo an toàn cho con người" - Viện nghiên cứu ung thư Anh nói.

Tất cả các chất làm ngọt trong EU trải qua một cuộc đánh giá an toàn nghiêm ngặt bởi Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) trước khi chúng được sử dụng trong thực phẩm và thức uống.

Là một phần của quá trình thẩm định, EFSA đặt một lượng tiêu thụ tối đa hàng ngày chấp nhận được (ADI), đó là lượng tối đa được coi là an toàn để tiêu thụ mỗi ngày trong suốt cuộc đời của bạn.

Bạn không cần phải theo dõi bao nhiêu chất ngọt bạn tiêu thụ mỗi ngày, theo thói quen ăn uống thông thường của chúng ta đều ảnh hưởng tới quá trình xác định lượng chất làm ngọt có thể được sử dụng, có ghi rõ trên bao bì mỗi sản phẩm.