Theo thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM - chích vacxin có thể hiểu là cách đưa một loại vi khuẩn hoặc vi rút đã làm yếu vào cơ thể trẻ, gây một căn bệnh nhẹ.
Mục đích của việc này là để cơ thể bé học cách “chiến đấu” với căn bệnh này bằng cách sản sinh ra những kháng thể chống bệnh. Do đó, sau này khi bé tiếp xúc với một loại vi trùng thật sự từ bên ngoài vào thì đội ngũ kháng thể này đã được “huấn luyện” để chống lại hiệu quả.
Chích ngừa là cách tốt nhất để giúp bé phòng tránh nhiều bệnh. Phương Nguyệt
Nghe nội dung tư vấn từ bác sĩ Đào Thị Yến Phi
Do vậy, sau khi bé chích ngừa xong, chúng ta thường thấy bé bị sổ mũi, ho, nhức đầu, chảy nước mắt, sốt… Các mẹ đừng quá lo ngại trước các phản ứng sau tiêm phòng này.
Các phản ứng có thể đa dạng như nhiễm siêu vi như chảy nước mắt, nước mũi nặng hơn là sốt. Có khi bé bị nổi mẩn, nổi ban trên người. Nếu có các triệu chứng này mà bé vẫn ăn uống ổn, đi tiểu, tiêu bình thường, bàn tay ấm, mạch nhanh nhưng vẫn dưới 120 lần/ phút thì không cần lo lắng quá. Bố mẹ có thể tắm nước ấm cho bé, hạ sốt, nhỏ mắt, nhỏ mũi. Những đợt bệnh nhẹ này kéo dài từ 3 – 5 ngày.
Tuy nhiên, trong trường hợp bé có các triệu chứng như tay chân lạnh, mạch rất nhanh, hơi thở co kéo thì phải nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời
Một số trẻ không có phản ứng sau tiêm phòng, vì sao?
Thường trẻ không có các phản ứng sau tiêm phòng trong 1 – 2 lần đầu tiên. Bởi vì trong khoảng 6 tháng đầu đời, kháng thể từ mẹ cho con vẫn còn. Nếu kháng thể của mẹ cho vẫn còn dồi dào có thể tiêu diệt luôn kháng nguyên đưa vào. Do vậy, những lần chích ngừa sau, phản ứng của bé sẽ rõ ràng hơn.
Nếu bé thường xuyên không có phản ứng sau chích ngừa thì có thể chúng ta cần tư vấn từ bác sĩ để chích mũi nhắc lại nhiều lần hơn.