Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA Network Open).
Nghiên cứu cho thấy, trẻ em có nguy cơ được chẩn đoán tiểu đường cao hơn 50% sau khoảng sáu tháng kể từ khi nhiễm virus corona, so với những người bị mắc các bệnh hô hấp khác như cúm mùa hoặc viêm phế quản.
Đối với trẻ em béo phì, con số này tăng vọt lên 100%, khiến nhóm này có khả năng mắc bệnh cao gấp đôi so với các bạn đồng trang lứa.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế của hơn 60.000 trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi, giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2022.
Các hồ sơ được chia thành hai nhóm: một nhóm trẻ xét nghiệm dương tính với virus corona và một nhóm mắc các bệnh hô hấp khác. Sau đó, họ tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa các trường hợp dương tính với COVID-19 và nguy cơ chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Steven M. Willi, Giám đốc Bệnh viện Nhi Philadelphia, cho biết, sự khởi phát của bệnh tiểu đường cũng có thể liên quan đến các tác động khác từ việc phong tỏa trong đại dịch, như giảm hoạt động thể chất hoặc thiếu sức đề kháng.
Ông Willi cho rằng, các mối liên hệ giữa virus corona và bệnh tiểu đường loại 2 vẫn cần được điều tra thêm.
Virus corona cũng không phải là bệnh hô hấp duy nhất có khả năng gây ra các bệnh tự miễn khác. Virus Epstein-Barr (EVB) , thường được biết đến với tên gọi mononucleosis hay "bệnh hôn", đã được liên kết với các bệnh như lupus và viêm khớp dạng thấp. Bệnh giãn phế quản cũng được biết là gây ra các bệnh tự miễn tương tự, bao gồm hội chứng Sjogren và viêm sụn tái phát.
Anandita Pal, bác sĩ nhi khoa tại Houston, chia sẻ rằng mặc dù nghiên cứu này có ý nghĩa, các bậc cha mẹ không nên cho rằng con mình sẽ mắc bệnh tiểu đường chỉ vì đã nhiễm virus corona, vì các bệnh tự miễn còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường và nhiều yếu tố khác.