Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Viêm dạ dày mãn tính có khả năng do thiếu “5 chất dinh dưỡng”

(VOH) - Các bác sĩ cho biết, viêm dạ dày mãn tính nếu lâu ngày không điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như thiếu máu, tổn thương thần kinh, xương khớp.

Dạ dày không khỏe là bước đầu tiên kéo sức khỏe bạn đi xuống. Các bác sĩ cho biết, viêm dạ dày mãn tính nếu lâu ngày không điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như thiếu máu, tổn thương thần kinh và xương khớp, vì vậy chúng ta hãy chú ý chăm sóc dạ dày cho tốt và kịp thời bổ sung 5 “dưỡng chất quan trọng” để bảo vệ dạ dày và tăng cường sức khỏe.

viem da day
Thiếu hụt “dinh dưỡng cụ thể” có thể gây ra viêm dạ dày mãn tính (Nguồn TVBS)

Viêm dạ dày mãn tính nặng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng

Qian Zhenghong, bác sĩ Khoa Tiêu hóa và Gan mật của Bệnh viện Keelung Chang Gung (Đài Loan – Trung Quốc) cho biết, viêm dạ dày mãn tính có thể gây ra các triệu chứng như khó tiêu, đau dạ dày, chướng bụng và chán ăn, theo thời gian niêm mạc dạ dày sẽ dần teo lại, sau đó tiến triển thành "viêm teo dạ dày mãn tính".

Lúc này, không chỉ gây khó chịu ở đường tiêu hóa mà ngay cả khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể cũng gặp vấn đề.

Viêm dạ dày mãn tính có thể do thiếu hụt  “5 chất dinh dưỡng”

Bác sĩ Qian Zhenghong chỉ ra rằng, sự thiếu hụt “dinh dưỡng cụ thể” có thể gây ra các vấn đề như thiếu máu, tổn thương thần kinh và xương, đặc biệt các vấn đề về đường tiêu hóa có liên quan mật thiết đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

Trong đó, nếu thiếu hụt 5 chất dinh dưỡng dưới đây có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính:

Thiếu vitamin B12

Cơ thể con người không thể tự tổng hợp vitamin B12, vì vậy nó chỉ có thể được lấy từ nguồn thực phẩm. Trong trường hợp bình thường, vitamin B12 trong thức ăn đi vào dạ dày, kết hợp với "yếu tố nội của dạ dày", sau đó được hấp thụ ở đoạn cuối của ruột non. “Yếu tố nội” là một nhóm chất của dịch vị dạ dày.

“Yếu tố nội” có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ vitamin B12. Tuy nhiên, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính do bị teo niêm mạc dạ dày nên tiết ra không đủ "yếu tố nội ", dẫn đến kém hấp thu vitamin B12, đồng thời có 37% đến 69% khả năng mắc bệnh thiếu máu ác tính.

Ngoài ra, khi thiếu vitamin B12 còn có thể xảy ra các vấn đề như trầm cảm, viêm dây thần kinh, teo dây thần kinh, dị cảm, giảm trí nhớ, vị giác bất thường, teo lưỡi, vô sinh ở nữ giới, liệt dương ở nam giới.

Nếu muốn biết có bị thiếu vitamin B12 hay không? thì có thể đi xét nghiệm máu. Nếu phát hiện thiếu hụt vitamin B12 thì nên bổ sung nó thông qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.

Thiếu sắt

Nếu phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt, người ta thường cho rằng đó là do mất máu trong kỳ kinh nguyệt hoặc do chế độ ăn uống không đủ chất sắt gây ra, nhưng còn có một nguyên nhân khác thường bị bỏ qua là "viêm teo dạ dày mãn tính".

Sau khi niêm mạc dạ dày bị teo, sự bài tiết axit dạ dày sẽ giảm, điều này sẽ làm giảm tốc độ hấp thu sắt, đồng thời có 41% khả năng mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu vitamin C

Viêm dạ dày mãn tính sẽ dễ dẫn đến thiếu hụt vitamin C, bởi vì vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng, có thể ức chế sự hình thành các hợp chất N-nitroso và quét sạch các gốc tự do để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng vitamin C hấp thụ không đủ thậm chí có thể dẫn đến ung thư dạ dày, vì vậy bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính nên đặc biệt chú ý đến việc bổ sung vitamin C.

Thiếu canxi

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính dễ bị gãy xương, điều này liên quan đến chứng loãng xương do thiếu canxi. Canxi trong thức ăn trước tiên phải ở trong dạ dày, axit trong dạ dày sẽ phân giải muối canxi thành ion canxi có thể hấp thụ rồi mới được ruột non hấp thụ.

Khi dạ dày có vấn đề thì hàm lượng canxi trong cơ thể sẽ tự nhiên giảm xuống. Đặc biệt ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật dạ dày rất dễ bị loãng xương và gãy xương.

Thiếu vitamin D

12,1% bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính có liên quan đến thiếu hụt vitamin D. Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng thiếu vitamin D đã được quan sát thấy nó làm tăng nguy cơ cường cận giáp, loãng xương và các bệnh tự miễn dịch (Bệnh tự miễn dịch là bệnh xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên).