Tiêu điểm: Nhân Humanity

Cảnh báo tình hình lây nhiễm virus HMPV và cúm tăng cao tại Trung Quốc

TRUNG QUỐC - Theo báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) ngày 9/1, tình hình lây nhiễm virus gây viêm phổi ở người (HMPV) vẫn duy trì ở mức cao.

Cúm hiện vẫn là bệnh truyền nhiễm phổ biến hơn, dù số ca mắc cúm có dấu hiệu giảm dần trong thời gian tới. Dự báo tình hình cúm tại Trung Quốc sẽ hạ nhiệt vào giữa đến cuối tháng 1/2025, nhưng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính khác tiếp tục gia tăng.

Các bệnh viện trên toàn quốc đang đối mặt với số lượng ca cúm gia tăng, dù theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng nhập viện hiện thấp hơn so với năm ngoái và không có tuyên bố khẩn cấp nào được đưa ra.

Mặc dù HMPV không phải là bệnh mới, nhưng việc gia tăng các ca nhiễm vẫn thường diễn ra trong mùa đông và xuân tại Trung Quốc cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới, bao gồm Bắc bán cầu, châu Á, châu Âu và Caribê.

hinh-anh-minh-hoa-hmpv-1736046265290587587811
Cúm giảm nhưng nhiễm trùng đường hô hấp ở Trung Quốc vẫn tăng - Ảnh: Reuters

Các chuyên gia nhận định rằng sự gia tăng các ca bệnh do cúm và HMPV là xu hướng thông thường của mùa đông, và Trung Quốc đã báo cáo các con số này nằm trong phạm vi mùa dịch hằng năm. Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm vẫn cần được giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa sự bùng phát rộng hơn.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Ngày 9/1, chính quyền Nhật Bản thông báo số lượng bệnh nhân mắc cúm tại các cơ sở y tế trên toàn quốc vào cuối năm 2024 đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1999.

Hãng thông tấn Kyodo dẫn số liệu của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy tại khoảng 5.000 cơ sở y tế trong nước đã ghi nhận có 317.812 bệnh nhân mắc cúm trong tuần tính đến ngày 29/12/2024. Con số này tương đương trung bình 64,39 người/cơ sở, vượt qua mức cảnh báo là 30 bệnh nhân/cơ sở.

Một quan chức của Bộ Y tế Nhật Bản giải thích rằng sự gia tăng hoạt động đi lại và du lịch trong kỳ nghỉ năm mới 2025 có thể là yếu tố làm gia tăng số trường hợp mắc cúm.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng sự gia tăng bệnh cúm có thể là do hệ miễn dịch của người dân bị suy yếu sau thời gian dài không có bùng phát dịch cúm sau khi chính phủ áp đặt các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19.

Các bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine phòng cúm sẽ vẫn có hiệu quả vào thời điểm hiện nay, nhất là khi các chủng cúm khác từ bên ngoài có thể lây lan và xâm nhập.

Bình luận