Chờ...

NASA công bố hình ảnh vệ tinh về ô nhiễm trên toàn thế giới

(VOH) – Theo CNN, hình ảnh vệ tinh mới nhất của NASA cho thấy chất Nitrogen dioxide (NO2) - một chất khí gây ô nhiễm màu vàng nâu có sự gia tăng ở Trung Quốc và giảm ở Mỹ, Tây Âu.

Đây là một phát thải thông thường từ động cơ xe, máy phát điện và ngành công nghiệp. NO2 có thể là nguyên nhân gây ra bệnh suyễn, triệu chứng phế quản, viêm phổi và suy giảm chức năng phổi, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

 

Hình ảnh vệ tinh NASA năm 2005 và 2014, khu vực màu đỏ có mức độ ô nhiễm cao (Ảnh: CNN)

Hoa Kỳ và Châu Âu là những nước phát thải NO2 lớn nhất thế giới - nhưng cả hai khu vực này có sự giảm đáng kể từ năm 2005 đến năm 2014, theo bản đồ vệ tinh toàn cầu mới của NASA.

Những hình ảnh mới nhất cho thấy mức độ ô nhiễm đã thay đổi trong thập kỷ qua tại các khu vực khác nhau và 195 thành phố trên khắp thế giới. Nhưng cơ quan không gian đã đi một bước xa hơn khi đánh giá được ảnh hưởng từ các yếu tố mặt đất, nhà máy điện lớn đến kết quả này.

Trung Quốc, trung tâm sản xuất ngày càng tăng của thế giới có một sự gia tăng từ 20-50% khí NO2 tại đồng bằng miền Bắc (Bắc Kinh) đến miền Nam Trung Quốc (Nam Kinh).

Tuy nhiên, ba khu vực đô thị lớn của Trung Quốc - Bắc Kinh, Thượng Hải và đồng bằng Châu Giang - đã giảm lượng NO2 đến 40%.

Du khách phải đeo khẩu trang khi du lịch tại Bắc Kinh (Ảnh: AP)

Bắc Kinh chìm trong làn sương mờ ô nhiễm (Ảnh: Getty/AP)

Ô nhiễm không khí tại Giang Tô - chụp ngày 30/11 (Ảnh: Getty)

Ngày 08/12, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã ban hành cảnh báo đỏ đầu tiên đối với ô nhiễm và buộc phải đóng cửa trường học, các khu vực xây dựng và hạn chế giao thông.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mức NO2 tăng từ năm 2005 đã làm giảm tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia Trung Đông như Iraq, Kuwait và Iran. Nhưng ở Syria, có sự sụt giảm NO2 kể từ năm 2011, rất có thể vì cuộc nội chiến bắt đầu vào năm đó khiến hơn 300.000 người thiệt mạng và buộc hơn 10 triệu người - gần một nửa dân số chạy trốn.