Đăng nhập

Người dân nhiều nơi trên thế giới đối diện lạm phát ra sao?

(VOH) - Lạm phát tăng vọt, thời tiết khắc nghiệt, nhiều người dân ở các quốc gia đang phải đối diện với tình trạng khó khăn.

Thời điểm hiện tại, Covid-19 đã không còn là mối lo hàng đầu của nhiều người trên thế giới. Lo lắng lớn ở nhiều nơi là những cuộc khủng hoảng mới đang gia tăng nhanh chóng sau khi chứng kiến hạn hán, nạn đói, chiến tranh ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng và lạm phát tăng chóng mặt.

Theo hãng tin Reuters (Anh), tình trạng lạm phát tăng vọt đã xảy ra tại nhiều quốc gia khiến người dân phải đối diện với tình trạng chi phí dành cho lương thực và các chi phí khác tăng.

Tại Hungary, giá lương thực tháng 10 tăng tới 45,2% so với năm trước. Hạn hán nghiêm trọng, giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt, đồng nội tệ forint suy yếu đã làm tăng chi phí nhập khẩu..... khiến nước này gặp không ít khó khăn.

Theo một số dữ liệu, lạm phát tại quốc gia này đã tăng lên 22,2% trong tháng 11. Các nhà phân tích hy vọng quyết định bãi bỏ giá trần nhiên liệu có thể tạo cú hích cho nền kinh tế trong tương lai.

Lạm phát toàn phần của Cộng hoà Séc giảm xuống 15,1% nhưng giá lương thực tăng trong tháng 10. Ở Ba Lan, lạm phát lương thực và đồ uống không cồn tăng 22,3% trong tháng 11, cao hơn nhiều so với CPI (chỉ số giá tiêu dùng) chung ở mức 17,4%.

Ở Ba Lan, lạm phát lương thực và đồ uống không cồn tăng 22,3% trong tháng 11, cao hơn nhiều so với CPI (chỉ số giá tiêu dùng) chung ở mức 17,4%.

Người dân nhiều nơi trên thế giới đối diện lạm phát ra sao? 1Xem toàn màn hình
Người dân Hungary mua lương thực. Ảnh: Reuters

10 quốc gia ở phía đông EU cũng đang phải đối mặt với lạm phát giá lương thực tăng hơn 20%. Giá lương thực ở Litva cao hơn 33,3% và ở Latvia cũng tăng 30% so với tháng 10/2021.

Mặc dù có những dấu hiệu cho thấy lạm phát toàn phần có thể đang đạt đỉnh ở một số quốc gia, nhưng giá lương thực vẫn tăng mạnh, làm gia tăng chi phí sinh hoạt và buộc các ngân hàng trung ương phải duy trì lãi suất cao, ngay cả khi các nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng chậm lại.

Các chuyên gia cho rằng ngoài chi phí năng lượng và phân bón tăng vọt, một số yếu tố khác trong khu vực đang làm trầm trọng thêm xu hướng lạm phát toàn cầu. Các yếu tố đó bao gồm năng suất của ngành thực phẩm ở một số nước Đông Âu còn thấp, nhu cầu hàng hoá nhập khẩu cao.

Bình luận