Tiêu điểm: Nhân Humanity

Nữ tỷ phú giàu nhất Châu Á Yang Huiyan mất một nửa tài sản, vì sao?

(VOH) - Việc tập đoàn bất động sản Country Garden bán cổ phiếu để huy động vốn, được thị trường tài chính nhìn nhận là một dấu hiệu của việc sa sút.

Nữ tỷ phú giàu nhất Châu Á - Yang Huiyan, người có khối tài sản được định giá vào năm 2021 là 23,7 tỷ USD, đã chứng kiến ​​khối tài sản của mình bốc hơi một nửa trong tuần này do cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc.

Nữ tỷ phú giàu nhất Châu Á mất một nửa tài sản do khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc 1
Nữ tỷ phú giàu nhất Châu Á -Yang Huiyan. Nguồn: nnn.ng

Theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố hôm thứ Năm, khối tài sản của bà hiện nay chỉ còn 11,3 tỷ USD. Bà Yang Huiyan là cổ đông chính của Country Garden, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc. Năm ngoái, công ty này đã đạt doanh thu cao nhất trong ngành bất chấp khủng hoảng bất động sản.

Trước cuộc khủng hoảng, một số tập đoàn đang chiến đấu cho sự sống còn của mình như Evergrande, cũng bị bóp nghẹt bởi một khoản tiền 300 tỷ USD. Tình trạng của Country Garden khả quan hơn, nhưng vẫn phải cố gắng tăng tính thanh khoản khi thời hạn thanh toán đến gần. Hôm thứ Tư, công ty đã rao bán cổ phiếu mới để huy động vốn, một động thái mà thị trường nhìn nhận là dấu hiệu của việc sa sút.

Theo đó, cổ phiếu của Country Garden đã mất 15% giá trị trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, làm giảm đáng kể tài sản cá nhân của Yang Huiyan. Người phụ nữ 40 tuổi này đã trở thành tỷ phú vào năm 2005, sau khi bà thừa kế cổ phiếu từ cha của mình, người sáng lập Country Garden.

Cuộc cải cách nhà ở ở Trung Quốc (1998) đã tạo ra một thị trường bất động sản thực thụ và dẫn đến sự bùng nổ vượt bậc trong lĩnh vực này, nó được duy trì bởi các chuẩn mực xã hội như việc sở hữu tài sản thường là điều kiện tiên quyết để kết hôn. Tuy nhiên, việc nợ nần chồng chất của các nhà phát triển bất động sản được giới chức trách coi là một rủi ro lớn đối với nền kinh tế và tài chính của đất nước.

Để giảm thiểu khoản nợ này, Bắc Kinh đã dần dần thắt chặt các điều kiện tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp trên kể từ năm 2020, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn tài chính với các công ty đã mắc nợ. Việc này sau đó đã kéo theo một làn sóng vỡ nợ, bao gồm cả tập đoàn Evergrande. Nhà phát triển từng dẫn đầu Trung Quốc trong lĩnh vực bất động sản này sẽ sớm tiết lộ những bước khởi đầu sắp tới trong kế hoạch tái cơ cấu.

Bình luận