Đăng nhập

Thế giới tuần qua

(VOH) - Tuần qua, tình hình chính trị Thái Lan lại trở thành tiêu điểm đáng chú ý sau khi nhiều vụ biểu tình của phe đối lập được mở rộng, uy hiếp cả sân bay quốc tế Suvarnabhumi và Don Muang, khiến hàng lọat chuyến bay bị hủy, hơn 6000 khách du lịch quốc tế, trong đó có nhiều người Việt Nam bị kẹt lại sân bay.

Thế giới tuần qua

(VOH) - Tuần qua, tình hình chính trị Thái Lan lại trở thành tiêu điểm đáng chú ý sau khi nhiều vụ biểu tình của phe đối lập được mở rộng, uy hiếp cả sân bay quốc tế Suvarnabhumi và Don Muang, khiến hàng lọat chuyến bay bị hủy, hơn 6000 khách du lịch quốc tế, trong đó có nhiều người Việt Nam bị kẹt lại sân bay.

img thumbXem toàn màn hình
Khói bốc lên từ một khách sạn Mumbai bị tấn công - Ảnh: CNN

Chưa có dấu hiệu tìm thấy tiếng nói chung giữa các phe phái và mối quan hệ giữa Chính phủ và quân đội Thái Lan trở nên căng thẳng sau khi Thủ tướng Somchai bác bỏ yêu cầu từ chức của tướng Anupong. Trong khi đó, Thủ tướng Somchai Wongsawat sau khi từ hội nghị APEC trở về đã ở lại thành phố miền bắc Chiang Mai do những căng thẳng với quân đội. Ông chuyển mọi hoạt động của Nội các tới Chiang Mai và đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi điều hành các cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh thành thông qua điện thọai.



Hàng không Việt Nam quyết định đưa máy bay Airbus 321 sang sân bay Utapao, sân bay duy nhất còn họat động được để chuyên chở các hành khách còn đang kẹt tại Bangkok về Việt Nam. Có 33 người Việt Nam kẹt lại Thái Lan do các chuyến bay bị hõan trước sức ép của phe đối lập.

Thủ tướng Somchai Wongsawat ngày 28/11 đã cách chức Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia, Tướng Phatcharawat Wongsuwan, trong bối cảnh người biểu tình tiếp tục phong tỏa 2 sân bay tại thủ đô.

Chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi Thủ tướng Somchai ban bố tình trạng khẩn cấp tại 2 sân bay Suvarnabhumi và Don Muang. Ông Somchai cũng đã sa thải tướng Phatcharawat, tư lệnh cảnh sát và bổ nhiệm tướng Prateep Tanprasert vào vị trí Tư lệnh tạm quyền của lực lượng cảnh sát nước này.


Tờ The Nation nhận định: “Chắc chắn việc sa thải này gợi cho người ta những lời đồn đóan về một cuộc đảo chính quân sự, nhất là khi có những dự đoán xung quanh việc Tư lệnh quân đội Anupong Paochinda sắp bị thuyên chuyển”. Cũng theo The Nation “quân đội rất miễn cưỡng khi tham gia vào việc trấn áp những người biểu tình thuộc Liên minh Nhân dân vì dân chủ, kể cả khi Thủ tướng đã ban hành tình trạng khẩn cấp tại 2 sân bay.”

Trong khi đó, tình hình Ấn độ sau vụ khủng bố đẫm máu làm 125 người chết ở Mumbai vẫn tiếp tục căng thẳng. Hơn hai chục lính đặc nhiệm Ấn Độ đã đột kích xuống nóc tòa nhà Trung tâm Nariman cùng với mấy đại đội đặc nhiệm tiếp cận mục tiêu từ mặt đất sau khi bọn khủng bố tung nhiều quả lựu đạn từ bên trong tòa nhà “Chabad Lubavitch” tới các lực lượng an ninh đang tìm cách khống chế chúng. Đây là nơi mà nhóm khủng bố đang bắt giữ ít nhất 10 người Israel làm con tin.


Tổng thống Mỹ đắc cử ông Barack Obama đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ vụ khủng bố tồi tệ và cho rằng nước Mỹ cần hợp tác để tăng cường quan hệ với Ấn Độ cũng như với các quốc gia khác nhằm “phá hủy, nhổ tận gốc rễ các mạng lưới khủng bố”.

Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức kẻ chủ mưu vụ khủng bố và bắt cóc con tin nói trên, tuy nhiên, trong một bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho rằng nhóm khủng bố đứng sau vụ tấn công này có căn cứ nằm ngoài Ấn Độ.

Việc tấn công nhằm vào các khách du lịch, doanh nhân nước ngoài, đặc biệt từ Mỹ và Anh cũng cho thấy “vấn đề chống phương Tây mang tính toàn cầu hơn” và dường như nhóm Indidan Mujahideen- vốn tự lên tiếng nhận trách nhiệm ngay sau khi vụ tấn công khủng bố xảy ra- không phải là thủ phạm thực sự.


Thông tin mới nhất cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Chaudhry Ahmed Mukhtar đã chính thức lên tiếng phủ nhận bất cứ sự dính líu nào của nước này trong vụ khủng bố tàn bạo ở Ấn Độ.

Trong tuần, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) họp tại Lima, Peru cũng được thế giới đặc biệt chú ý. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã có mặt cùng với lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên khẳng định sức mạnh kinh tế và vai trò thúc đẩy đà phát triển toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang lâm vào khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.


Thấy rõ vai trò to lớn không thể coi nhẹ của APEC, tại Hội nghị Lima, TT George Bush đã kêu gọi thành lập một cơ chế hợp tác kinh tế quốc tế mới giữa hai bờ Thái Bình Dương qua việc thành lập khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới đã đưa ra dự báo cho rằng kinh tế Trung quốc năm tới sẽ đạt mức gia tăng thấp nhất trong gần 2 thập kỷ qua.

Trong một động thái nhằm kích thích nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cơ bản xuống còn 5,58%.

Ở Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quyết định thực hiện lần giảm lãi suất thứ 9, chỉ trong tháng 11, đáy lãi suất đã được đưa xuống 11,4% so với mức 12% hiện nay. Nhiều ngân hàng khác cũng cho biết, sẽ có phản ứng hạ lãi suất trong 1 - 2 ngày tới. Trong khi đó, trên thị trường đang dự đoán về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ có thể giảm tiếp lãi suất cơ bản xuống 10%. Cần lưu ý rằng lãi suất của Trung quốc hiện nay là 5, 58%.

VK

 

Bình luận