Ngày 1/7, người dùng tại Úc sẽ cần xuất trình đơn thuốc của bác sĩ để mua vape và sự lựa chọn sẽ bị giới hạn ở ba hương vị: bạc hà, tinh dầu bạc hà và thuốc lá.
Theo chính phủ, hàng chục quốc gia đã cấm vape dùng một lần, nhưng với lệnh cấm bán vape trong các cửa hàng, trạm dịch vụ và các nhà bán lẻ nhỏ khác, Úc hiện có luật hạn chế bán vape chặt chẽ “hàng đầu thế giới”.
Chính quyền Úc cho biết, động thái này đánh dấu sự kết thúc của các thương hiệu đầy màu sắc và hương vị vui nhộn mà chính quyền cho rằng, ‘đó là một âm mưu khiến trẻ em nghiện nicotin’.
Theo một thỏa thuận chính trị được ký kết để đảm bảo luật được thông qua, các hạn chế sẽ được thực hiện từ tháng 10, khi trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi cần đơn thuốc mới được mua vape.
Người lớn có thể mua vape ở các hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc - nhưng các thiết bị này có thể khó tìm thấy sau khi một số chuỗi nhà thuốc hàng đầu tuyên bố ngừng bán vape.
Một số người lo ngại, luật mới sẽ tạo ra thị trường chợ đen cho thuốc lá điện tử, giống như thị trường thuốc lá ở Úc, nơi áp dụng một số loại thuế thuốc lá cao nhất thế giới.
Một hộp 20 điếu thuốc lá có giá khoảng 35 đô la Úc (23 USD) - cao hơn đáng kể so với ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Và chi phí này dự kiến sẽ tăng khi thuế thuốc lá tăng thêm 5% vào tháng 9.
Bất chấp giá thuốc lá tăng cao, một số người lo ngại rằng những người dùng thuốc lá điện tử trẻ tuổi sẽ chuyển sang thuốc lá để thỏa mãn cơn thèm nicotine.
Các quốc gia khác đang vật lộn với sự gia tăng số lượng người trẻ sử dụng thuốc lá điện tử, nhưng họ đang áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề này.
Vào tháng 6/2024, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt các sản phẩm thuốc lá điện tử không có hương vị thuốc lá đầu tiên, gây ra sự chỉ trích gay gắt từ các bác sĩ nhi khoa và các nhóm chống thuốc lá.
FDA cũng đã hợp tác với Bộ Tư pháp để thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm xác định và ngăn chặn hoạt động mua bán và phân phối thuốc lá điện tử bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.