Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 1/10: Bất ngờ phục hồi tăng, cà phê Việt Nam bước vào vụ mới với nhiều lo toan

(VOH) - Giá cà phê ngày 1/10 phục hồi tăng nhẹ do 2 sàn cà phê thế giới tăng nhẹ trong sự thận trọng. Cà phê Việt Nam bước vào vụ mới với nhiều lo toan.
Giá xăng dầu hôm nay 1/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê thế giới tăng 

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 1/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London dảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 phục hồi tăng 10 USD/tấn lên mức 2.126 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 9 USD/tấn lên mức 2.119 USD/tấn.

Song song đó, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 0,60 cent/lb lên  mức 194 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 0,55 cent/lb lên mức 196,8 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 1/10: Bất ngờ phục hồi tăng, cà phê Việt Nam bước vào vụ mới với nhiều lo toan 2
Giá cà phê hôm nay 1/10: Bất ngờ phục hồi tăng, cà phê Việt Nam bước vào vụ mới với nhiều lo toan 3

Trong 7 tháng năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt mức 4.097 USD/tấn, tăng 10,5% so với 7 tháng đầu năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ tăng từ hầu hết các thị trường cung cấp chính.

Xét về thị trường nhập khẩu, Mỹ giảm nhập khẩu cà phê từ Colombia và Việt Nam trong 7 tháng năm nay.

Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy, nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Việt Nam trong thời gian này đạt 76,47 nghìn tấn, trị giá 147,36 triệu USD, giảm 28,4% về lượng và giảm 27,2% về trị giá so với 7 tháng năm 2020.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 11,31% trong 7 tháng năm 2020 xuống còn 8,17% trong 7 tháng đầu năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá trong nước phục hồi tăng nhẹ

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng nhẹ so với cuối giờ chiều hôm nay, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 40.0000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở  mức 39.900 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  41.400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,200

         +100

Lâm Hà (Robusta)

39,200

         +100

 Di Linh (Robusta)

39,100

         +100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.100

          +100

Buôn Hồ (Robusta)

40.000

 +100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,000

+100

Ia Grai (Robusta)

40,000

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40,000

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39.900

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,400

              +100

FOB (HCM)

2.171

Trừ lùi: +55

 

2 sàn cà phê thế giới tăng nhẹ trong sự thận trọng. Từ hôm nay, thị trường cà phê bắt đầu bước sang niên vụ mới 2021 - 2022 đồng nghĩa với việc cà phê Việt Nam chính thức bước vào mùa thu hái.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, tình hình sản xuất và kinh doanh cà phê vụ mới tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào công tác phòng chống dịch Covid-19. Cà phê đang chịu rủi ro lớn nhất là chính sách phong tỏa, giãn cách xã hội, nhất là tại các huyện xã vùng xa, nơi trồng nhiều cà phê.

Các tỉnh thành TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu được nới lỏng giãn cách, nhưng chỉ trong 5 tỉnh thành, chứ chưa được phép ra ngoài. Các kho và nhà máy chế biến nông sản chắc chắn rơi vào tình cảnh thiếu nhân công để vận hành. Bên cạnh đó, nhân lực tại các vùng thu hái cũng là bài toán nan giải khi lao động tự do không còn được di chuyển thoải mái giữa các địa phương.

Dịch Covid-19 những tháng qua khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm sút.

Tổng cục Thống kê ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 9/2021 khoảng 120 ngàn tấn, tăng 7,4% so với tháng trước và tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, lũy kế xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1,19 triệu tấn, giảm 4,26% so với xuất khẩu cùng kỳ năm 2020.

Theo các nhà quan sát, sự thiếu thụt trong xuất khẩu từ Việt Nam và Indonesia đã được bù đắp đáng kể từ xuất khẩu Robusta tăng mạnh của Brazil và Uganda - nhà sản xuất và xuất khẩu Robusta hàng đầu của châu Phi. Việc Brazil dự định điều chỉnh chiến lược sang trồng Robusta và Uganda ngày càng mở rộng diện tích trồng cà phê đang gây sức ép, đe dọa vị thể số 1 của Việt Nam trong mặt hàng cà phê này.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết, cà phê robusta của các Nam Mỹ nói chung và Brazil nói riêng không thể cạnh tranh được với Việt Nam bởi chất lượng chỉ có thể làm cà phê hòa tan. Trong khi đó, cà phê robusta của Việt Nam dùng cho cả việc phối trộn với cà phê arabica và là nguyên liệu để sản xuất cà phê hòa tan.

Do thời tiết khu vực Nam Mỹ lạnh nên phù hợp trồng arabica hơn là robusta. Do đó, các nước khu vực này nổi tiếng với các loại cà phê arabica ngon chứ không phải robusta. Trái lại, khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam phù hợp với robusta còn arabica chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 10%, chủ yếu trồng ở những nơi có độ cao lớn như Đà Lạt, Sơn La, Khe Sanh (Quảng Trị)…

Hạt arabica chiếm khoảng 60% sản lượng cà phê toàn thế giới, có hậu vị ngọt và đa dạng hơn so với cà phê robusta. Do đó, giá trị của arabica cao gấp đôi so với robusta.

Tuy nhiên, với việc nguồn cung arabica từ Brazil năm nay giảm nghiêm trọng tới 44% khiến giá loại cà phê này trên thế giới liên tục lập đỉnh mới. Theo Reuters, điều này đẩy các nhà rang xay tìm đến cà phê robusta để phối trộn nhằm giảm chi phí.

Bình luận